Những lưu ý khi mẹ bầu đi massage

1. Những lưu ý khi massage bầu

Tuy mang đến nhiều lợi ích khi massage thai kỳ nhưng mẹ bầu cần lựa chọn một chuyên viên massage giàu kinh nghiệm và có cả kiến thức rộng về thai kỳ để tốt cho sức khỏe mẹ và em bé.

  • Nếu đi massage trong thai kỳ, trước tiên mẹ bầu phải chú ý đến cơ thể mình, yêu cầu chuyên viên massage giúp bạn ở tư thế an toàn và thoải mái nhất trong khi massage. Không nên massage ở tư thế nằm sấp sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và gây khó thở. Tốt nhất là mẹ nên nằm nghiêng một bên và chỉ nên massage khoảng 15-20 phút rồi thay đổi tư thế.
  • Bạn không nên massage trong suốt thời kỳ 3 tháng đầu vì có thể gây sảy thai và 3 tháng cuối cùng của thai kỳ vì dễ sinh non.
  • Không massage với cường độ nhanh và xoa bóp mạnh.  Đặc biệt chú ý khi massage vùng bụng không dùng lực quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Tuyệt đối không yêu cầu nhân viên massage xoa bóp sâu, ấn mạnh vào các vùng cơ. Nó có thể kích thích tử cung người mẹ co bóp làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, có thể làm sảy thai, động thai, sinh sớm.
  • Nếu mẹ bầu có các triệu chứng tiền sản giật, có bệnh huyết áp cao, hay bất kỳ bệnh lý khác như mắc bệnh truyền nhiễm, sốt, nôn, đau bất thường, ốm nghén, đau bụng, tiêu chảy… thì không được đi massage
  • Không sử dụng hình thức massage đá nóng 
  • Không tắm ngay sau khi vừa kết thúc liệu trình massage
Không nên massage đá nóng cho bà bầu

Quan trọng nhất là mẹ bầu nên chọn cơ sở massage uy tín và có nhân viên tay nghề cao. Bên cạnh đó trước khi đi massage mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có các vấn đề như:

  • Ốm nghén, buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Chảy máu trong thai kỳ
  • Co thắt tử cung sớm;
  • Thai kỳ có rủi ro cao;
  • Tăng huyết áp thai kỳ;
  • Trước đây từng sinh non;
  • Phù trầm trọng;
  • Cao huyết áp 

2. Phương pháp massage cho bà bầu đúng cách cho các kỹ thuật viên 

  • Nên để thai phụ nằm nghiêng về một bên
  • Thoa tinh dầu vuốt nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể để tinh dầu có thể ngấm sâu vào da
  • Xoa bóp nhẹ nhàng từ phần vai, gáy, lưng rồi xuống hai tay, hai chân. Lưu ý phần chân lúc này chịu áp lực nhiều nên hay bị sưng, phù nề nên nhẹ nhàng xoa bóp và day huyệt đạo ở lòng bàn chân làm giãn các cơ và dây thần kinh giúp cơ thể mẹ bầu được thả lỏng, đánh bay các khó chịu.
Nên nhẹ nhàng xoa bóp và day huyệt đạo ở lòng bàn chân để mẹ bầu cảm thấy thoải mái
  • Sau đó quay lại massage phần cổ và đầu. Các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu thư giãn, giải phóng các mệt mỏi, stress hiệu quả.
  • Nhẹ nhàng vuốt ve phần bụng để giúp da săn chắc, mịn màng hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi thai nhi ngày một lớn hơn trong tử cung sẽ khiến bụng của thai phụ giãn nở nhiều hơn.
  • Trước khi kết thúc liệu trình  nên xoa bóp lại toàn bộ cơ thể một lần nữa.

Thai kỳ có thể làm mẹ dễ stress, đau nhức cơ thể và massage chính là phương pháp giảm giúp giảm cơn khó chịu của cơ thể mẹ bầu và tăng cường cảm giác thư giãn và dễ chịu.Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia massage trước khi tìm một nơi có liệu pháp massage phù hợp với bạn nhé.

 

*Nguồn tham khảo:

  1. hellobacsi.com

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/loi-ich-khong-ngo-khi-me-bau-di-massage/

2. carewithlove.com.vn

https://carewithlove.com.vn/massage-ba-bau/

3. soramispa.com

http://soramispa.com/massage-co-thuc-su-lam-giam-mo-bung/