Cách chọn bình sữa trẻ em

Khi lựa chọn bình sữa cho con có thể các mẹ bỉm sữa sẽ bị choáng vì trên thị trường hiện nay có vô số sự lựa chọn khác nhau từ vật liệu, hình dạng tới kích thước bình sữa. Vậy làm thế nào để các mẹ có thể chọn được bình sữa phù hợp cho con yêu của mình?

Không có một tiêu chuẩn nào được xem là chính xác tuyệt đối khi lựa chọn bình sữa cho trẻ em. Quan trọng nhất đó là bình sữa mẹ chọn phù hợp với bé yêu của mình và chính người thân trong gia đình khi sử dụng bình cho con. Dưới đây là những điều cơ bản khi lựa chọn bình sữa trẻ em mà các mẹ có thể tham khảo.

Mặc dù sẽ có những vật dụng mẹ nên mua với một số lượng nhất định trước khi em bé chào đời, nhưng bình sữa không phải là một trong số đó. Nguyên nhân là vì một số bình sữa được bán trên thị trường được quảng cáo là có công dụng thần kỳ hoặc được khuyến nghị phù hợp với trẻ sơ sinh, nhưng yếu tố quyết định cuối cùng sẽ là sự “đồng tình” của bé yêu của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu chỉ với một vài (thậm chí có thể là hai loại khác nhau).

Bây giờ chúng ta hãy đi đến những điều cơ bản của bình sữa.

1. Chất liệu 

Bình có thể được làm bằng nhựa, silicone, thủy tinh hoặc thép không gỉ.

a. Nhựa

Ưu điểm của bình nhựa là chúng nhẹ và không bị vỡ nếu bị rơi.

Một nhược điểm là chúng xuống cấp theo thời gian và cần được thay thế định kỳ (các dấu hiệu hư hỏng như trầy xước, nứt, rò rỉ, đổi màu và có mùi hôi).

Nếu mẹ quyết định chọn bình sữa nhựa, hãy chắc chắn rằng chúng còn mới, bình nhựa cũ hơn có thể chứa BPA (hoặc bisphenol A – một chất có thể gây hại không còn được phép sử dụng trong các sản phẩm dành cho trẻ em).

Mặc dù các loại bình sữa trẻ em bằng nhựa mới thường được coi là an toàn, nhưng điều đáng chú ý là Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra một tuyên bố về phụ gia thực phẩm có trong thành phần bình sữa nhựa của trẻ em.

Bình sữa nhựa cho con

b. Silicone

Bình được làm từ silicone cấp thực phẩm không chứa BPA, linh hoạt và nhẹ. Chúng không những không bị vỡ nếu bị rơi mà còn có thể sẽ nảy lên!

Bình sữa bằng silicon

c. Thủy tinh

Bình thủy tinh tự nhiên không chứa BPA và bền, nhưng nặng và dễ vỡ. Một số bình thủy tinh đi kèm với ống bọc silicon để bảo vệ khỏi bị vỡ.

Bình sữa thủy tinh

d. Thép không gỉ

Bình thép không gỉ không chứa BPA, nhẹ và bền. Nhưng chúng sẽ có giá đắt nhất trong các loại bình sữa. Một điều cần lưu ý nữa là không giống như các chất liệu bình khác, mẹ không thể nhìn thấy lượng sữa còn lại bên trong bình.

Bình sữa bằng thép không gỉ

Như vậy bình sữa em bé sẽ được làm bằng nhựa, silicone, thủy tinh hoặc thép không gỉ. Mỗi loại có giá cả, độ bền cũng như có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung khi chọn bình sữa cho con là đảm bảo bình sữa không chứa BPA.

2. Hình dạng bình

  • Dạng tiêu chuẩn : Có đặc điểm cao, thẳng, dễ dàng cho sữa vào và làm sạch.
Bình sữa tiêu chuẩn
  • Bình có góc cạnh: cổ bình sữa cong để sữa đọng lại ở đáy bình, điều này có thể khiến bé nuốt không khí. Nhược điểm là chúng có thể cồng kềnh hơn để lấp đầy và làm sạch.
Bình sữa dáng cong
  • Rộng: Được thiết kế để giữ núm vú rộng, ngắn mô phỏng bầu vú mẹ.
Bình sữa rộng

3. Kích thước bình

Bình sữa thường có kích thước nhỏ (khoảng 120ml) và lớn (khoảng 240ml). Cỡ nhỏ rất tiện lợi trong những ngày sơ sinh, khi trẻ bú khoảng 60-90ml sữa mỗi lần. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh sẽ lớn rất nhanh nên một thời gian ngắn sẽ không còn dùng tới bình sữa nhỏ nữa, vì vậy mẹ có thể tiết kiệm tiền bằng cách bỏ qua chúng và sử dụng bình sữa lớn luôn cho bé.

4. Vật liệu núm vú

Nói chung, núm vú của bình sữa được làm bằng cao su hoặc silicone. Cao su mềm hơn và dẻo hơn, nhưng nhanh mòn hơn và một số trẻ bị dị ứng với nó. Silicone cứng hơn cao su, nhưng bền hơn. Hãy để ý đến núm vú bình sữa và thay thế chúng nếu chúng có dấu hiệu hao mòn như mỏng hoặc trở nên dính, đổi màu, nứt hoặc rách. Một dấu hiệu khác cho thấy đã đến lúc thay núm vú mới là sữa bắt đầu chảy nhanh hơn trước.

5. Hình dạng núm vú

Hầu hết các hình dạng núm vú thuộc một trong ba loại:

  • Đầu hẹp và dài hơn (truyền thống)
  • Rộng và ngắn hơn (được thiết kế để giống ngực của mẹ)
  • Phẳng ở một bên (được thiết kế để bắt chước cách bú vú người và / hoặc vừa với miệng trẻ hơn)
Núm vú bình sữa cho con cũng có nhiều loại khác nhau mẹ nhé!

6. Các mức độ núm vú

Các mức độ núm vú tương ứng với tốc độ sữa chảy ra. Khi em bé lớn lên và có thể xử lý dòng sữa nhanh hơn, mẹ có thể đẩy cao cấp độ dòng sữa hơn.

7. Bình bổ sung

  • Ống thông hơi: Một số bình sữa, núm vú được “thông hơi” hoặc được thiết kế để ngăn trẻ nuốt không khí, điều này có thể làm giảm sự khó chịu và quấy khóc của con. Một nhược điểm tiềm ẩn của bình có lỗ thông hơi là chúng có thể bao gồm các bộ phận phụ, có nghĩa là phải rửa và lắp ráp thêm nhiều thứ khác nữa.
  • Bình hút sữa: Nếu mẹ định hút sữa và cho con bú bình bằng sữa mẹ, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa có bình làm nhiệm vụ kép: Chúng vừa với máy bơm để hút sữa của vừa hợp với núm vú để cho bé bú sau này.

 

Mẹ có thể dùng thêm bình hút sữa để tiện dụng hơn khi chăm con