Những điều mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn để đón bé chào đời

1. Tập cách sử dụng hơi thở khi sinh

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, việc luyện tập sử dụng hơi thở cho việc sinh nở là vô cùng cần thiết. Sử dụng hơi thở đúng cách sẽ giúp tinh thần của mẹ bầu luôn trong trạng thái bình tĩnh khi vượt cạn, kiểm soát được hầu hết các cơn đau, giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn. Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu sớm nắm bắt được kỹ thuật điều khiển hơi thở khi sinh, giảm được sự căng thẳng, stress hay lo lắng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hơi thở đúng cách còn giúp cho mẹ bầu vận sức được tốt hơn, tiết kiệm sức lực mà lại mang đến hiệu quả cao nhất khi vượt cạn.

Mẹ bầu nên luyện tập cách sử dụng hơi thở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Thời điểm tốt nhất để áp dụng phương thức luyện tập hơi thở là 8 tuần trước thời điểm sinh con. Bằng cách thực hành hít thở thường xuyên, mẹ bầu sẽ chọn ra được cách sử dụng hơi thở phù hợp với bản thân. Theo phương pháp thở đúng kỹ thuật, thì mẹ bầu có thể hình dung và luyện tập theo quy trình: thở chậm, đều đặn trong giai đoạn đầu chuyển dạ, sau đó thở nhanh khi cơn gò đến dồn dập rồi dần mạnh hơn cho đến lúc bé chào đời.

2. Lập kế hoạch sau sinh

Đối với mẹ bầu: sau khi sinh con, khoảng thời gian hai tháng đầu là cực kỳ quan trọng để mẹ có thể hồi phục sức khỏe cơ thể. Vì thế, vợ chồng nên lập trước kế hoạch để chăm bản thân người mẹ để bồi dưỡng sức khỏe, cũng như phòng tránh các biến chứng sau sinh có hại như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch, bế sản dịch… Việc lập trước kế hoạch sẽ giúp các mẹ bỉm sữa định hình trong việc nghỉ ngơi và luyện tập hồi sức một cách khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch chăm sóc mẹ bỉm sữa sau sinh sẽ phân chia được vai trò chăm sóc của những người thân, người chồng trong gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho việc hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Đối với bé: thời gian đầu sau sinh, mẹ bỉm sữa vừa phải nghỉ ngơi hồi sức, vừa phải dành thời gian để chăm sóc bé. Vì vậy, việc lập trước kế hoạch từ trước là vô cùng quan trọng để tránh chồng chéo giữa nghỉ ngơi và chăm sóc bé. Điều này sẽ giúp mẹ bỉm sữa phân chia thời gian ngủ nghỉ và chăm con một cách vô cùng hợp lý, tạo điều kiện cho sức khỏe của hai mẹ con luôn trong trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, việc lập kế hoạch chăm bé sẽ phân chia tốt vai trò hỗ trợ luân phiên trong việc chăm sóc mẹ và bé một cách đúng đắn.

3. Thăm khám giai đoạn cuối thai kỳ

Việc thăm khám thường xuyên trong giai đoạn cuối thai kỳ là vô cùng quan trọng, bởi ngoài việc theo dõi thai nhi liên tục, còn giúp nắm bắt thời điểm sinh con một cách tương đối chính xác để bố mẹ có thể chuẩn bị mọi thứ kịp thời. Bên cạnh đó, việc thăm khám thường xuyên giai đoạn cuối sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa ra những  biện pháp xử lý đúng đắn như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật, biểu hiện bất thường của thai nhi… Theo lời khuyên của các chuyên gia sản khoa, thì tần suất khám thai nên diễn ra đều đặn trong 3 tháng cuối thai kỳ, cụ thể tốt nhất là mỗi tuần một lần, và 3 đến 5 ngày khám một lần trong tháng cuối.

Thường xuyên thăm khám ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tập theo dõi biểu hiện trên cơ thể để phát hiện những biểu hiện bất thường. Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe,hoặc có biểu hiện bất thường thì nên đi kiểm tra ngay lập tức mà không nên đợi đến ngày tái khám theo lịch trình. Những biểu hiện bất thường hay thấy như: hay đau bụng, ra máu âm đạo, sốt… thì hãy đến bệnh viện kiểm tra kỹ càng nhằm đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi, cũng như tránh xảy ra các biến chứng.

4. Chuẩn bị hành trang cho việc sinh nở

Ở mỗi mẹ bầu, thì thời điểm sinh con thường xảy ra tương đối khác nhau, không thể cân đo đong đếm  chính xác thời gian sinh nở, chỉ có thể ước lượng tương đối. Vì vậy. việc chuẩn bị trước hành trang cho công cuộc sinh nở là việc cần  phải làm, để luôn trong tình trạng sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.

Tùy theo điều kiện kinh tế mà việc chuẩn bị hành trang sẽ khác nhau. Nếu điều kiện gia đình kinh tế tốt và lựa chọn bệnh viện có cơ sở vật chất cao thì việc chuẩn bị hành trang sẽ không quá nhiều bởi dường như bệnh viện đã cung cấp đầy đủ mọi thứ vật dụng cần thiết cho mẹ và bé. Theo thông thường, việc chuẩn bị hành trang cần thiết sẽ bao gồm: quần áo cho mẹ và bé, bao tay – bao chân cho mẹ và bé, tã giấy, tã vải, bình sữa, khăn tắm, khăn sữa, chăn… Bên cạnh đó, những vật dụng cần thiết để chăm sóc bé khi về nhà cũng cần chuẩn bị từ trước để sớm định hình, vì khoảng thời gian sau sinh sẽ tất bật trong  việc dưỡng sức lẫn chăm bé.

5. Chuẩn bị tốt tâm lý và sức khỏe cho quá trình sinh nở

Đối với người mẹ, quá trình mang thai đến sinh nở là quá trình mang nặng đẻ đau, nhất là quá trình vượt cạn. Việc này đòi hỏi mẹ bầu phải luôn trong trạng thái thể chất và tinh thần tuyệt vời để trải qua quá trình sinh con một cách tròn vẹn và suôn sẻ. Do đó, việc chuẩn bị trước tình trạng thể chất, phương pháp sinh nở và tâm lý là công việc vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu.Trên thực tế, rất nhiều trường hợp mẹ bầu không chuẩn bị tốt về sức khỏe và tinh thần đã  gặp phải các biến chứng hậu sản, trầm cảm sau sinh. Để tránh tình trạng xấu, mẹ bầu nên chuẩn bị trước tư tưởng bằng phương pháp hình dung, chuẩn bị thể chất bằng các bài tập nhẹ nhàng và tư thế thoải mái khi sinh nở. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tìm hiểu lẫn học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc người đi trước để hiểu biết hơn về quá trình sinh con, cách đối phó với các cơn đau hiệu quả.

Chuẩn bị hành trang để sẵn sàng cho việc sinh nở.

6. Lựa chọn hình thức sinh và nơi sinh

Trong giai đoạn thăm khám thai theo định kỳ, tùy theo thể trạng của người mẹ lẫn thai nhi, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên trong việc chọn lựa phương thức sinh nở. Việc chọn phương thức sinh phù hợp từ sớm sẽ giúp cho việc sinh nở diễn ra tròn vẹn, suôn sẻ, tránh được hầu hết các rủi ro không mong muốn. Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, các cặp vợ chồng nên nghe theo lời khuyên từ các chuyên gia và bác sĩ trực tiếp thăm khám, rồi thảo luận và đưa ra phương thức sinh nở phù hợp nhất.

Vợ chồng nên thảo luận và chuẩn bị mọi thứ để quá trình sinh nở diễn ra tốt đẹp.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nơi sinh cũng là rất cần thiết cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Mặc theo quan niệm của mọi người thì bệnh viện nào cũng có thể sinh nở được, điều này là không sai, nhưng việc lựa chọn bệnh viện theo mong muốn sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy yên tâm hơn, chuẩn bị tốt cho việc vượt cạn mà không trải qua cảm giác lo lắng. Để chọn lựa bệnh viện phù hợp với mong muốn, ngoài tìm hiểu thì vợ chồng còn có thể tham khảo ý kiến từ các mẹ bầu đã trải qua quá trình sinh nở, từ đó có thể lên được lựa chọn đúng đắn nhất.