7 lời khuyên để tự chăm sóc bản thân khi mang thai

Trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ tập trung mọi điều có ích cho thai nhi. Mặc dù có rất nhiều việc phải hoàn thành trước khi em bé chào đời, nhưng người mẹ cũng cần tập trung vào sức khỏe và tinh thần của mình. Những mẹo chăm sóc bản thân khi mang thai dưới đây có thể giúp mẹ duy trì tốt sức khỏe và thể chất cho cả bản thân và em bé trong bụng.

1. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ

Mẹo tự chăm sóc khi mang thai đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ là hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi sinh. Mẹ bầu đã có một bác sĩ sản khoa tốt, người mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn và em bé tốt lên mỗi ngày. Vì thế mẹ hãy tuân theo những lời khuyên mà họ đưa ra về những bài tập thể dục, dinh dưỡng và sức khỏe chung. Luôn tham gia đầy đủ các buổi khám tiền sản theo lịch và nói với bác sĩ những thắc mắc hoặc lo lắng về việc mang thai của bản thân.

2. Ăn ngon

Một mẹo quan trọng khác để chăm sóc tốt bản thân khi mang thai là ăn uống đầy đủ. Khi ăn uống đầy đủ các chất mẹ sẽ cung cấp cho em bé đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Người mẹ cũng sẽ cảm thấy tốt hơn khi ăn nhiều rau, trái cây, protein, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt. Hãy đảm bảo rằng mẹ đang tuân thủ đúng các lời khuyên về chế độ ăn uống mà bác sĩ đã hướng dẫn, đặc biệt với những bà mẹ có nguy cơ bị các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

3. Duy trì hoạt động

Duy trì hoạt động là một phần quan trọng của việc chăm sóc bản thân khi mang thai. Đây là một thói quen tự chăm sóc bản thân mà mẹ bầu nên tuân theo ngay cả khi không có bầu. Phụ nữ mang thai nên tập những bài tập nhẹ nhàng trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, cũng có thể chống lại sự mệt mỏi và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. 

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp lại những mệt mỏi trong thai kỳ

4. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đầy đủ là một phần quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân khi mang thai. Nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi khi mang thai nên nếu có thể, hãy cố gắng sắp xếp các giấc ngủ ngắn trong ngày để ngủ nhiều hơn và phục hồi năng lượng. Tập thể dục có thể giúp mẹ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn miễn là không tập quá gần giờ đi ngủ. Mẹ bầu nên đi ngủ đủ sớm để có thể ngủ đủ 7-9 giờ mỗi ngày.

5. Chia sẻ với người chồng

Khi phụ nữ mang thai, người chồng cũng sẽ có những cảm xúc, suy nghĩ và lo lắng về đứa trẻ sắp chào đời và sức khỏe của mẹ bầu. Do đó phụ nữ mang thai và chồng nên có những chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau trong tâm lý, sức khỏe. Đây là một thói quen sẽ giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt và tâm lý ổn định để chào đón em bé chào đời.

Chia sẻ với chồng trong thai kỳ cũng là cách chăm sóc bản thân tốt hơn mỗi ngày

6. Bắt đầu chuẩn bị cho em bé

Nếu mẹ bầu là người thích mọi thứ được sắp xếp và có kế hoạch, thì mẹo tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai này là dành cho mẹ. Mặc dù không thể biết điều gì sẽ xảy ra trong suốt thai kỳ (hoặc trong cuộc sống nói chung), nhưng việc lập một danh sách những việc cần làm trước khi em bé chào đời có thể giúp mẹ cảm thấy như mình đang kiểm soát tốt mọi việc, từ đó giảm đi sự lo lắng không cần thiết. Tuy nhiên mẹ nên đảm bảo danh sách là những việc có thể làm được trong sức của mình và đừng căng thẳng vào việc hoàn thành chúng. 

7. Ghi lại cảm xúc 

Nhiều người mẹ thấy rằng viết ra cảm xúc trong nhật ký rất hữu ích để kiểm soát căng thẳng và cảm xúc. Nó cũng là một vật kỷ niệm tuyệt vời để giữ lại. Mẹ bầu có thể đọc lại về cảm xúc của bản thân trong khoảng thời gian thú vị này trong tương lai. Việc viết nhật ký hoặc ghi chú lại có thể giúp mẹ bầu theo dõi bất kỳ triệu chứng nào như ốm nghén hoặc mệt mỏi để có thể chia sẻ với bác sĩ. Từ đó kịp thời có phương án giải quyết phù hợp, đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé.