Thai 14 tuần phát triển ra sao và lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai 14 tuần là cột mốc đánh dấu chuyển tiếp từ thai kỳ ba tháng đầu sang thai kỳ 3 tháng giữa. Lúc này hầu hết các bà bầu đều không còn ốm nghén và cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều, em bé vẫn tiếp tục phát triển nên bụng của mẹ dần to lên. 

1. Dấu hiệu thai 14 tuần phát triển khoẻ mạnh

Tuần 14 thuộc giai đoạn đầu của thai kỳ tháng thứ 4. Bước sang giai đoạn 3 tháng giữa, em bé phát triển rất mạnh mẽ về kích thước và chức năng các bộ phận.

1.1. Kích thước thai 14 tuần

Chỉ số trung bình của thai 14 tuần như sau:

  • Cân nặng: khoảng 43g
  • Chiều dài đầu mông (CRL): khoảng 87mm

kích thước thai 14 tuần

Ở tuần thứ 14, thai nhi lớn hơn nhiều so với các tuần trước đó và có kích thước xấp xỉ một quả chanh vàng.

1.2. Tim thai

Tuần thứ 14, tim thai đập rõ hơn, cấu trúc và chức năng cũng đang dần hoàn thiện. Nhịp tim của thai nhi khoảng 120-160 lần/phút, nhanh hơn nhiều so với nhịp tim của bé. Nếu bé cựa quậy nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút. 

1.3. Bộ phận sinh dục của thai 14 tuần

Trong tuần này hoặc tuần kế tiếp, giới tính thai nhi sẽ nhìn thấy được nhìn thấy qua siêu âm nhưng chưa chính xác lắm. 

1.4. Sự phát triển của các cơ quan khác

  • Khuôn mặt: Nhờ các xung động não bộ, cơ mặt của thai nhi đang được tập luyện. Bé có thể làm các động tác như nheo mắt, cau mày và nhăn nhó. Em bé cũng có thể thực hiện động tác mút và nhai. 
  • Mọc lông tơ: một lớp lông tơ rất mỏng mịn bao bọc toàn bộ cơ thể bé. Các nang tóc cũng bắt đầu được hình thành trên đầu của thai nhi. 
  • Cổ và tay, chân: lúc này, cổ của thai nhi định hình rõ ràng hơn, dài hơn, giữ được đầu ở tư thế thẳng. Chân của bé dài ra, tay đã cân đối hơn so với phần còn lại của cơ thể. 
  • Cơ quan nội tạng: Thận của bé tạo được nước tiểu và thải vào nước ối, gan bắt đầu sản xuất mật, lá lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu, phân su được tích tụ trong ruột thai nhi.

Về vận động, bé “chăm chỉ” cử động hơn, tuy nhiên vì thai vẫn còn khá nhỏ nên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được. 

Hình ảnh thai 14 tuần
Hình ảnh thai 14 tuần

2. Mẹ bầu tuần 14 thay đổi như thế nào?

Đến tuần thứ 14, hầu hết mẹ bầu đã hết các triệu chứng của ốm nghén. Cơ thể của mẹ bầu đã hoàn toàn thích nghi với tình trạng mang thai sau khi trải qua ba tháng đầu thai kỳ.

Thời điểm này, đỉnh tử cung cao hơn xương mu một chút có thể đẩy bụng của mẹ nhô ra một chút. Quần áo cũ của mẹ trở nên chật chội hơn. Mẹ hãy lựa chọn quần rộng rãi thoáng mát để tránh gây chèn ép lên vùng bụng nhé.

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ bắt đầu gặp phải những thay đổi như sau:

  • Chảy máu nướu: Khoảng một nửa số mẹ bầu bị sưng, đỏ và chảy máu nướu khi dùng chỉ nha khoa hoặc chải răng. 
    • Nguyên nhân: Tình trạng viêm nướu này, được gọi là viêm nướu khi mang thai, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.
    • Giải pháp: Đảm bảo đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để răng miệng luôn sạch khỏe.
  • Đau dây chằng tròn: Cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, đặc biệt khi hoạt động mạnh. 
    • Nguyên nhân: Dây chằng tròn ở hai bên tử cung phải căng và dày lên để phù hợp với tử cung đang lớn dần của mẹ. Những thay đổi này có thể gây đau dây chằng tròn.
    • Giải pháp: Khi xảy ra cơn đau dây chằng tròn, mẹ hãy dừng công việc lại và nghỉ ngơi, chú ý đến tư thế nằm, xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị đau hoặc tắm nước ấm.
  • Tăng khẩu vị: Mẹ bầu cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Cơn đói khi mang thai bắt đầu và lên đến đỉnh điểm trong thai kỳ 3 tháng giữa. 
    • Nguyên nhân: Cơ thể mẹ đang làm việc chăm chỉ để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.
    • Giải pháp: Mẹ hãy chú ý chế độ ăn uống cần đa dạng đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, không nên ăn quá no trong một bữa, duy trì tăng cân ở mức phù hợp để tránh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. 
vị trí thai 14 tuần trong bụng mẹ
Vị trí thai 14 tuần trong bụng mẹ

3. Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 14

3.1. Khám thai tuần 14

Tuần 11-14 là mốc siêu âm thai rất quan trọng để đo độ mờ da gáy và tầm soát dị tật thai nhi. Sau tuần 14 những chất dịch dư thừa tích tụ ở vùng gáy sẽ được hấp thụ hết và gáy sẽ trở về bình thường nên siêu âm đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.

Vì vậy, nếu mẹ chưa đi siêu âm ở tuần 11-13, thì tuần 14 này bắt buộc cần đi khám thai nhé.

3.2. Mang thai tuần 14 nên ăn gì?

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ăn đa dạng, cân bằng các loại thực phẩm để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

  • Bổ sung Canxi

Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển hệ xương. Vì vậy, mẹ cần chú ý ăn những thực phẩm giàu canxi và kẽm như: sữa, trứng, cá, tôm, cua,…

Ngoài ra mẹ cần bổ sung 6 đơn vị sữa mỗi ngày. Với 1 đơn vị sữa cung cấp 100mg canxi tương đương: 

– 1 miếng phô mai trọng lượng 15g.

– 1 hộp sữa chua 100g.

– 1 ly sữa nước 100ml (sữa tiệt trùng hoặc sữa bột pha). 

  • Bổ sung Axit Folic

Ngoài ra, mẹ nên chú trọng sử dụng cả các thực phẩm bổ sung Omega-3 để đáp ứng sự phát triển hệ thần kinh và các giác quan của trẻ.

bau-14-tuan-nen-an-canxi
Từ 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ canxe

3.3. Chế độ sinh hoạt

  • Làm sạch răng miệng đầy đủ, chải răng nhẹ nhàng và đổi sang các loại bàn chải lông mềm để hạn chế tình trạng viêm nướu khi mang thai.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng ở lớp học yoga hoặc tập bơi dành cho phụ nữ mang thai. Điều này giúp cải thiện tâm trạng, mẹ bầu ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai.
  • Thai giáo: bằng cách trò chuyện với thai nhi, đọc sách và cho bé cùng nghe nhạc để đánh thức các giác. quan, giúp bé phát triển trí não tối ưu.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho vùng da dễ bị rạn. Việc này có thể làm giảm tình trạng rạn da ở các vùng bụng, đùi, ngực mông. 
  • Quan hệ tình dục: Giai đoạn hết ốm nghén mẹ khoẻ mạnh hơn và muốn quan hệ tình dục trở lại. Lúc này bụng của mẹ chưa to đến mức khó chịu, là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng và bố mẹ có thêm sự gắn kết với nhau. 
  • Lưu ý theo dõi cân nặng: trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ có thể sẽ rất thèm ăn, tuy nhiên cần kiểm soát cân nặng (tăng 4-5kg trong 3 tháng giữa) để tránh tiểu đường thai kỳ.

4. Dấu bất thường cần đến bệnh viện ngay

  • Chảy máu âm đạo
  • Dịch âm đạo bất thường: có mùi, thay đổi màu sắc từ trong suốt sang trắng đục, xanh, vàng
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Đau đầu, mờ mắt, choáng váng
  • Mẹ cũng có thể đến gặp bác sĩ nếu vẫn bị ốm nghén thường xuyên hoặc ngày càng trầm trọng hơn.

Khi mang thai 14 tuần, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và đã thích nghi với việc có một “sinh mạng bé bỏng” đang tồn tại trong bụng mình. Mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, tập trò chuyện với em bé để gắn kết tình cảm mẹ con hơn nhé.