Nám, sạm da khi mang thai 

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai trải qua nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Một phần nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, trong khi một số phụ nữ mang thai vẫn có làn da khỏe mạnh bình thường, thì số khác lại xảy ra tình trạng nám, sạm da. Điều này khiến cho nhiều thai phụ lo lắng và hoang mang.

Nám da là gì?

Nám da là một trong những tình trạng da được đặc trưng bởi các mảng sậm màu trên da. Tình trạng da này phổ biến ở phụ nữ mang thai và có thể chiếm đến khoảng 50 đến 70 phần trăm. Nám thường xuất hiện xung quanh môi, mũi, gò má, trán của thai phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể xuất hiện trên cổ, cẳng tay hoặc các khu vực khác tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tên gọi khác của nám da?

Nám da hay chứng tăng sắc tố da là một hiện tượng phổ biến trong thai kỳ được biết đến với các tên gọi khác là “Mặt nạ của thai kỳ”. Tình trạng này có thể gây khó chịu về mặt thẩm mỹ cho các bà mẹ sắp sinh. Tuy nhiên, điều này không gây đau đớn và cũng không đe dọa gì đến sức khỏe của thai phụ.

Ai có thể bị nám, sạm da?

Nếu bạn đang tự hỏi ai thường bị ảnh hưởng bởi loại tình trạng da này thì câu trả lời sẽ là:

Nám thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới , đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Bên cạnh đó phụ nữ có làn da sẫm màu thường dễ bị nám hơn phụ nữ có làn da sáng màu.Bạn cũng có khả năng bị nám da nếu trong gia đình bạn có người thân cũng gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra nám da

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra nám da khi mang thai:

1. Ánh nắng mặt trời

Một trong những lý do chính có thể khiến bạn mắc phải tình trạng nám da là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này là do tia cực tím kích hoạt sản xuất melanin ở da, do đó có thể làm tăng khả năng bị nám da.

Ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây nám da ở mẹ bầu

2. Thay đổi nội tiết tố

Hormone thai kỳ đôi khi cũng có liên quan đến nám da. Khi có sự gia tăng hormone estrogen trong cơ thể, nó có thể kích thích và tăng sản xuất melanin hơn trước, do đó có thể dẫn đến tình trạng nám da ở phụ nữ mang thai.

3. Do gen di truyền

Điều này có nghĩa là nếu mẹ của bạn có nám khi mang thai thì có nhiều khả năng bạn cũng có thể mắc phải. Điều này cũng tùy thuộc vào cơ địa từng người, chẳng hạn như những người có màu da nâu, dễ bị tình trạng nám hơn những người da trắng hay da đen. Một lần nữa, không chắc bạn sẽ bị nám khi mang thai nhưng di truyền là yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu những người ruột thịt của bạn bị nam khi mang thai.

Cách chẩn đoán nám da

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ có thể xác định liệu bạn có đang bị nám hay không bằng cách quan sát bên ngoài vùng da bị sạm màu của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để chính xác, bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra đèn Wood. Thử nghiệm này bao gồm việc sử dụng một loại ánh sáng đặc biệt để quan sát kỹ làn da. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm hay không, mức độ ảnh hưởng của của nó tới những lớp nào của da.

Nếu sắc tố da của bạn thay đổi kèm theo các triệu chứng khác như đau, đỏ hoặc chảy máu, sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của nốt ruồi, bạn nên đi kiểm tra tại các cơ sở uy tín. Bởi vì những thay đổi màu da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc một bệnh lý nào đó khác. Bác sĩ da liễu sẽ khám, sinh thiết da để đưa ra các hướng giải quyết thích hợp cho bạn.

Nám có thể được điều trị?

Tình trạng nám, sạm da thường sẽ mờ dần mà không cần điều trị sau khi bạn sinh con. Các vết đốm sậm màu thường sẽ mờ dần trong vòng một năm sau khi sinh và làn da của bạn sẽ trở lại màu da bình thường, mặc dù đôi khi tình trạng này sẽ không thể biến mất hoàn toàn.

Nám, sạm da thường sẽ mờ dần mà không cần điều trị sau khi bạn sinh con

Nếu làn da của bạn vẫn còn vết đốm mờ sau vài tháng bạn sinh con và nó khiến bạn thấy khó chịu, bạn có thể tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của da hoặc các bác sĩ da liễu để lựa chọn các phương pháp điều trị nám. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ của bạn có thể tư vấn cho bạn các cách điều trị khác nhau để bạn lựa chọn:

1. Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da

Bác sĩ có thể tư vấn các loại kem bôi hoặc thuốc mà bạn có thể bôi lên vùng bị ảnh hưởng để làm sáng hoặc mờ dần các mảng sạm đi. Một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da này có thể chứa axit kojic, axit ascorbic, chiết xuất đậu nành, v.v., 

2. Điều trị bằng thuốc uống

Bạn có thể được kê một số loại thuốc hoặc viên nén nhất định để giúp kiểm soát tình trạng của mình và ngăn ngừa sự lây lan thêm. Đương nhiên những loại thuốc này không ảnh hưởng tới em bé.

3. Các lựa chọn điều trị theo liệu trình

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn các cách điều trị như lột da bằng hóa chất hoặc loại bỏ các mảng nám sạm bằng laser.

4. Các biện pháp khác

Ngoài các phương pháp điều trị được đề cập ở trên, bác sĩ có thể tư vấn các biện pháp khác để kiểm soát tình trạng của bạn. Một số cách như sử dụng SPF phổ rộng, sử dụng mỹ phẩm che đi vùng sạm, ngừng sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai vì một số phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen ( thuốc tránh thai, vòng âm đạo) cũng góp phần gây nên tình trạng nám da.

5. Tránh làm cho nó tồi tệ hơn.

Một khi bạn mắc phải tình trạng này, một trong những lựa chọn điều trị đầu tiên bạn nên xem xét là ngừng làm cho nó trở nên tồi tệ hơn. Và bạn có thể làm điều đó bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh các loại xà phòng có thể gây kích ứng da, tránh tắm nắng và tránh các nguyên nhân khác làm làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.

Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai sớm, bạn nên nói chuyện trước với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của da trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Cách để ngăn ngừa tình trạng nám, sạm da khi mang thai ?

Tất cả các sự thay đổi về da do nám, sạm da thường tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, để giảm tình trạng sạm da khi mang thai, bạn có thể áp dụng một số cách mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi như sau:

1. Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng là một trong những cách tốt nhất để tránh tác hại của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kích thích sản xuất melanin. Do đó, hãy thoa kem chống nắng, ngay cả trong những ngày nắng nhẹ và nên thường xuyên bôi lại vào ban ngày nếu bạn hoạt động ngoài trời.

Sử dụng kem chống nắng để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời lên da

2. Bổ sung folate

Folate hay vitamin B9 là một trong những loại vitamin giúp giữ cho làn da khỏe mạnh và giảm khả năng bị nám. Ngoài việc bổ sung folate cho bà bầu, hãy bao gồm các loại thực phẩm giàu folate tự nhiên như mì ống, gạo, trái cây họ cam quýt, rau bina, v.v.

3. Không tẩy lông

Nếu bạn đã tẩy lông mặt, hãy hạn chế làm như vậy vì da trở nên nhạy cảm trong thời kỳ mang thai, nó sẽ gây ra viêm nhiễm và do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.

4. Sử dụng sản phẩm phù hợp với làn da của bạn

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có công thức đặc biệt để chăm sóc da nhạy cảm. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng của nám, sạm da.

5. Dùng trang điểm

Bạn có thể sử dụng sản phẩm trang điểm có công thức đặc biệt dành cho da tăng sắc tố. Những loại lựa chọn này sẽ mang lại độ che phủ tốt hơn và giúp làm đều màu da khi bạn đi ra ngoài.

Mang thai là một giai đoạn tuyệt đẹp mà người phụ nữ nào cũng trải qua. Như đã nói ở trên thì nám da là một tình trạng da phổ biến gặp phải trong thời kỳ mang thai và thường tự hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nếu điều đó không xảy ra, bạn có thể sử dụng các lựa chọn điều trị khác nhau để kiểm soát tình trạng này. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề nám da, hãy chia sẻ và nhận lời khuyên từ bác sĩ để biết cách xử lý tốt nhất nhé!

 

*Nguồn tham khảo:

  1. vinmec.com

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/nam-sam-da-khi-mang-thai/

  1. 2. parenting.firstcry.com

https://parenting.firstcry.com/articles/melasma-during-pregnancy-causes-signs-prevention/