Chuẩn bị sinh con: Tài chính bao nhiêu là “tạm đủ”?

Nói về tài chính chuẩn bị sinh con, đây luôn là chủ đề nhạy cảm của nhiều cặp vợ chồng. Muôn màu muôn vẻ những hoàn cảnh cũng như tiêu chuẩn khác nhau dẫn đến việc chuẩn bị tài chính sinh nở có phần bất nhất khó bàn. Tuy nhiên, các mẹ bầu không thể “làm ngơ" trước những hạng mục cần chi tiền dưới đây, vì đó đều là những khoản chi bắt buộc: 

Nói về tài chính chuẩn bị sinh con, đây luôn là chủ đề nhạy cảm của nhiều cặp vợ chồng.

1. Chi phí thăm khám thai định kỳ

Ngày xưa, các cụ không đủ điều kiện nên bỏ qua giai đoạn khám thai định kỳ. Nếu may mắn và khéo giữ gìn, đứa bé sinh ra sẽ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, những rủi ro là nhiều vô kể, không thể lường được. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối phải khám thai định kỳ, không thể xem thường! 

Khám thai có một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Việc khám thai sẽ giúp mẹ phát hiện ra những bất thường của thai kỳ sớm để đưa ra những quyết định đúng đắn, cũng như bác sĩ sẽ có phương pháp can thiệp kịp thời giúp khỏe mạnh cả mẹ lẫn con.

Trung bình một bà mẹ có thể khám thai từ 7-10 lần trong suốt thai kỳ. Trung bình chi phí khám thai sẽ dao động từ 12,000,000đ cho đến 30,000,000đ tùy theo gói dịch vụ hoặc tùy theo vị bác sĩ riêng. Đó là chưa kể đến các chi phí phát sinh nếu có vấn đề ảnh hưởng trẻ, cũng như chi phí đi lại mỗi lần thăm khám. 

2. Chi phí bồi bổ dinh dưỡng suốt thai kỳ

Rất nhiều chi phí phải được tính toán kỹ lưỡng cho việc sinh nở và quá trình sau sinh

Ngay từ khi mẹ bầu mang thai, gia đình cần ý thức ngay đến vấn đề dinh dưỡng để đảm bảo cả mẹ và bé đều đủ chất. Đặc biệt, thai nhi cần đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Chính vì vậy, chi phí mua thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng như các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (sữa bầu, trái cây, thuốc bổ,…) sẽ làm tăng tiền chợ gấp 2 – 3 lần. Tuỳ theo độ “chịu chơi” và “chơi sang” của bố mẹ mà chi phí này có thể tăng giảm linh hoạt, miễn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.

Các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ giúp bổ sung dinh dưỡng cũng có giá thành không hề rẻ, trung bình mỗi gia đình cũng tiêu tốn từ 5 – 10 triệu đồng trong suốt thai kỳ.

3. Chi phí sinh con

Bật mí luôn với các mẹ bầu là chi phí sinh đẻ tại các bệnh viện công sẽ dao động từ 1,650,000đ cho tới 3,175,000đ cho sinh thường. Trong trường hợp sinh mổ, chi phí này sẽ dao động từ 3,100,000đ cho tới 5,400,000đ. Đây là mức chi phí cơ bản, các ông bố và bà mẹ nên có sẵn khoản tiền dành riêng cho viện phí để không phải lo lắng khi sắp đến ngày “vỡ chum”.

Bên cạnh đó, chi phí nằm viện sau sinh cũng tiêu tốn kha khá hầu bao. Nếu tính số ngày trung bình cần lưu lại bệnh viện của mẹ bầu tầm 1 – 3 ngày, thì tiền phòng cũng dao động thêm từ  Ngoài ra mẹ bầu sẽ phải lưu viện trung bình từ 3 ngày sau sinh. Số tiền trung bình sẽ từ 2,600,000đ cho tới 30,000,000đ cho 3 ngày tùy theo đó là phòng thường hay phòng dịch vụ cao cấp.

Chi phí nằm viện lẫn chi phí các vật dụng cần thiết đều rất tiêu tốn hầu bao.

Ngoài ra, các bệnh viện quốc tế đều có sẵn dịch vụ sinh trọn gói với chi phí trung bình từ 28,000,000đ cho tới 60,000,000đ, đối với cả sinh thường và sinh mổ.

4. Chi phí quần áo cho mẹ và bé

Một phần chi phí tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó là chi phí cho quần áo của cả mẹ và bé. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có sự thay đổi về cân nặng cũng như kích thước cơ thể, vì vậy mẹ bầu cần các trang phục phù hợp. Sau khi sinh, mẹ bỉm cũng cần những trang phục thuận tiện cho việc chăm sóc và cho bé bú mớm. 

Đối với trẻ nhỏ, có rất nhiều vật dụng cần mua sắm, đặc biệt quần áo cho bé sẽ phải thay đổi khá nhanh theo tiến độ phát triển của bé. Mặc dù vậy, các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể linh động tiết kiệm khoản tiền này, bằng cách sử dụng những đồ dùng được người quen biếu tặng, tận dụng đồ có sẵn hoặc tìm mua ở những cửa hàng có chi phí hợp lý.