1. Dấu hiệu thai 6 tuần phát triển khoẻ mạnh
Thời điểm thai 6 tuần nằm ở giữa tháng thai kỳ thứ 2, thai nhi đã bắt đầu có hình dạng như một chú nòng nọc nhỏ.
1.1. Kích thước thai 6 tuần tuổi
Thai 6 tuần tuổi mới có kích thước chỉ bằng một hạt đậu lăng (chiều dài phôi thai khoảng 0.6 cm). Bé con vẫn bé nhỏ như ở những tuần trước nhưng sẽ phát triển thành cột sống ở các tuần tiếp theo.
Chiều dài thai 6 tuần
1.2. Sự phát triển của các bộ phận
Em bé của mẹ đang phát triển và thay đổi với tốc độ nhanh chóng, các bộ phận trong cơ thể như gan, não và hệ cơ xương dần hình thành.
- Tim: Van tim của em bé được hình thành cùng với đó là hệ thống đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi. Mẹ có thể lắng nghe nhịp tim của em bé qua siêu âm. Ngoài ra, không thể dựa vào nhịp tim thai để đoán biết giới tinh thai là trai hay gái như nhiều người truyền miệng.
- Não: Hai bán cầu não và hệ thần kinh phát triển với tốc độ nhanh chóng.
- Hệ tiêu hóa:trong quá trình hoàn thiện, trong đó gan có vai trò tạo ra tế bào hồng cầu, vai trò này sẽ kết thúc khi tủy xương hình thành. Tuyến tụy và ruột thừa đảm nhận chức năng sản sinh ra hormone insulin.
- Dây rốn: được hình thành từ một đoạn ruột của em bé, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho bé con và loại bỏ chất thải của cơ thể bé.
- Mắt: Có những đốm đen nơi bắt đầu hình thành.
- Tai: mới nổi lên và được đánh dấu bằng những vết lõm nhỏ ở hai bên đầu.
- Miệng: lưỡi và dây thanh âm đang bắt đầu phát triển.
- Tay và chân: ban đầu, tay chân của thai như những mái chèo nhỏ, sau đó sẽ dài ra và phát triển thành các chi.
- Xương sống: kéo dài thành một cái đuôi nhỏ, phần đuôi này sẽ biến mất sau vài tuần nữa.
- Da: Lúc này, phôi thai được bao phủ bởi một lớp da mỏng trong suốt.
Hình ảnh thai nhi 6 tuần
2. Mẹ bầu tuần 6 thay đổi như thế nào?
Khi mang thai 6 tuần, ngoại hình của mẹ bầu chưa có nhiều thay đổi, bụng mẹ vẫn chưa to hơn. Tuy nhiên, thay đổi về tâm trạng cùng những triệu chứng ốm nghén là những vấn đề mẹ gặp phải ở thời điểm này, bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa:
+ Nguyên nhân: đây là một dấu hiệu của ốm nghén, xuất hiện do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là tăng nồng độ hormone progesterone và estrogen
+ Giải pháp: Mẹ bầu nên ăn những bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn, tránh ăn đồ ăn nặng mùi, uống nhiều nước và tăng cường nghỉ ngơi. Nếu nôn mửa quá nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ
- Nhạy cảm với mùi vị:
+ Nguyên nhân: Hiện tượng này cũng xảy ra do dự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu.
+ Giải pháp: Mẹ bầu nên tránh những mùi vị gây khó chịu, hạn chế tiếp xúc với mùi thức ăn nặng và mùi hóa chất. Sử dụng quạt hoặc máy lọc không khí để giảm mùi trong không gian sống.
- Tâm trạng thất thường:
+ Nguyên nhân: Do sự căng thẳng và lo lắng khi mới biết mình mang thai kết hợp với sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ.
+ Giải pháp: Mẹ bầu nên thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng và chia sẻ cảm xúc với người thân. Học cách quản lý stress và xem xét tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia.
- Cảm giác như có vị kim loại trong miệng:
+ Nguyên nhân: Đây là hiện tượng rối loạn vị giác do thay đổi hormone trong cơ thể.
+ Giải pháp: Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ bầu có thể thử "đánh lừa vị giác" bằng cách ăn những thực phẩm chua, ngọt hoặc mặn. Súc miệng bằng nước muối nhẹ hoặc dùng kẹo ngậm không đường.
Vị trí thai 6 tuần trong bụng mẹ.
3. Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 6
Ba tháng đầu của thai kì là thời điểm rất “nhạy cảm”, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ. Hãy chú ý những điều sau để có một thai kì khỏe mạnh ngay từ thời điểm này nhé:
3.1. Siêu âm thai tuần 6
Nếu mẹ đã bỏ qua mốc siêu âm thai ở tuần 5 thì vẫn không muộn để thực hiện lại vào tuần 6 này nhé.
- Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm xem thai đã vào tử cung chưa, theo dõi nếu có dấu hiệu thai ngoài tử cung.
- Xét nghiệm máu về hormone bHcg trong trường hợp chưa rõ túi thai hoặc có bất thường.
- Kiểm tra các chỉ số sức khoẻ của mẹ bầu như cân nặng, chiều cao, huyết áp, tiền sử bệnh… Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp.
3.2. Mang thai 6 tuần nên ăn gì?
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng: đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin.
- Bổ sung axit folic qua thực phẩm (như măng tây, rau xanh, các loại đậu, quả chanh, chuối, dưa vàng, nước ép cà chua, nước cam...) và viên uống bổ sung, điều này làm giảm đáng kể nguy cơ hình thành dị tật bẩm sinh ống thần kinh.
- Tránh tuyệt đối:
+ Các thực phẩm độc hại, chưa tiệt trùng, hải sản chưa qua chế biến, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao,...
+ Rượu, bia, các chất kích thích, caffein là điều mẹ tuyệt đối phải tránh và ngưng sử dụng trong suốt thời kì mang thai.
3.3. Chế độ sinh hoạt
- Khi thai 6 tuần, mẹ cần làm đầy đủ các xét nghiệm siêu âm để kiểm tra xem thai nhi đã vào tử cung hay chưa? sàng lọc các bệnh lý trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuân thủ đúng lịch khám thai và phác đồ mà bác sĩ đưa ra để có một thai kỳ khỏe mạnh, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi nếu xảy ra.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập yoga đơn giản.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
- Mẹ có thể tải một số app ứng dụng về theo dõi thời kỳ mang thai và ghi chú lại các thông tin quan trọng về em bé qua mỗi lần đi khám và mỗi tuần của thai kỳ.
- Thay đổi sang các loại trang phục rộng rãi, thoải mái, mẹ có thể chọn sang các loại áo ngực sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
- Chỉ sử dụng thuốc khi có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
- Không vận động nặng, bê vác quá sức, hạn chế tiếp xúc với các mùi độc hại.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong ba tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là đối với những mẹ sức khỏe yếu.
4. Các dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viên ngay
Trong giai đoạn “nhạy cảm” của thai kỳ, từ thai 6 tuần trở đi mẹ cần chú ý đến những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể, chú ý những dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung như:
- Chảy máu âm đạo (dấu hiệu phổ biến nhất, có xu hướng nặng hơn đốm và có thể chứa cả cục máu đông)
- Đau bụng, đau vùng chậu hoặc chuột rút
- Chóng mặt ngất xỉu
- Đau lưng, đau vai
Hãy gọi ngay cho bác sĩ và đến bệnh viện nếu mẹ đang gặp các triệu chứng này.
Bài viết là toàn bộ những thông tin cung cấp sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của mẹ bầu trong thời kỳ thai 6 tuần, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho các mẹ bầu để sẵn sàng chào đón bé yêu chào đời.