Thai 20 tuần phát triển ra sao và lời khuyên cho mẹ bầu

1. Dấu hiệu thai 20 tuần phát triển khoẻ mạnh

Tuần thứ 20 thuộc tháng thứ 5 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi có phát triển rất mạnh mẽ các cơ quan và bộ phận trên cơ thể.

1.1 Kích thước và cân nặng thai 20 tuần

Chỉ số trung bình của thai 20 tuần như sau:

- Cân nặng: khoảng 300g

- Chiều dài đầu - mông (CRL): khoảng 16.4 cm

Chiều dài cơ thể tăng chậm lại nhưng cân nặng vẫn duy trì tốc độ tăng khoảng 30% như các tuần trước đó. Thai 20 tuần có kích thước tương đương với một quả chuối.

kích thước thai 20 tuần

Kích thước thai 20 tuần.

1.2. Bộ phận sinh dục của thai 20 tuần

Đến thời điểm này, hệ sinh sản của thai đã biểu hiện rõ và có thể quan sát dễ dàng qua siêu âm.

- Bé trai: Tinh hoàn trong ổ bụng chuẩn bị du chuyển xuống vùng bẹn.

- Bé gái: Ở tuần thứ 20, số lượng trứng trong buồng trứng sẽ đạt cực đại.

1.3. Sự phát triển của các bộ phận khác

Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, các bộ phận của thai nhi phát triển rất mạnh mẽ, cụ thể:

- Khuôn mặt: Tóc mọc liên tục; Lông mày, lông mi bắt đầu mọc.

- Các chi: hình thành móng tay, móng chân.

- Da: Cơ thể thai nhi được bao phủ bởi một lớp sáp vernix caseosa để giúp da bé không bị tiếp xúc với nước ối. Da bé ở thời điểm này sẽ hình thành nhiều lớp và dày lên. Từ đó những lớp da này sau này sẽ hình thành nên vân bàn tay, bàn chân của trẻ.

- Hệ thần kinh: Tiểu não phát triển liên tục và tai của trẻ có thể nghe được những âm thanh bên ngoài hay tiếng tim đập, tiếng co bóp dạ dày của cơ thể mẹ.

- Hệ bài tiết: hình thành các tuyến tiết mồ hôi.

hình ảnh thai nhi 20 tuần

Hình ảnh thai nhi 20 tuần.

1.4. Cử động đạp của thai nhi

Kể từ tuần thứ 20, cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được sự giao tiếp giữa thai nhi và mẹ thông qua những cử động đạp.

Mặc dù thai nhi đã có sự phát triển về kích thước và cân nặng nhưng không gian trong bụng mẹ vẫn có đủ chỗ để cho bé thực hiện các động tác “nhào lộn”.

Chân bé đã gần như được duỗi thẳng ra. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp giống như những nhịp gõ nhẹ nhàng, cảm giác như xoáy hoặc rung trong bụng.

2. Các thay đổi của mẹ bầu tuần 20

Khi mang thai 20 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu sẽ cảm nhận được rất nhiều sự thay đổi. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho tới khi con yêu của mình được chào đời. Vòng eo dần biến mất, bụng nhô cao hơn và lỗ rốn bắt đầu lồi ra ngoài.

Cùng với đó, các hiện tượng sau có thể xuất hiện ở tuần 20:

- Xuất hiện các triệu chứng: Mất ngủ, đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, đau đầu (chi tiết bạn có thể xem tại các bài trước đó).

- Cảm giác hụt hơi khi di chuyển:

+ Nguyên nhân: Do nhu cầu oxy tăng cao hơn để đáp ứng cả cơ thể mẹ và thai nhi, tuy nhiên sự phát triển của tử cung lại làm giảm dung tích của phổi.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên đi bộ chậm, tập thở sâu và đều, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.

- Cảm giác thèm ăn một số món đặc biệt:

+ Nguyên nhân: Do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên để đáp ứng sự phát triển của thai nhi, đồng thời các món ăn này có thể liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng một loại chất nào đó mà cơ thể đang đòi hỏi.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên chú ý ăn uống cân bằng, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhẹ nhàng để tránh tăng cân quá nhiều.

- Xuất hiện đầy hơi, khó tiêu:

+ Nguyên nhân: Do sự thay đổi hormon và áp lực từ tử cung lên ruột, dẫn đến chậm tiêu hóa và táo bón.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên chú ý ăn uống cân bằng, bổ sung chất xơ từ rau, hoa quả, uống đủ nước và tập thể dục. Ngoài ra, nên ăn chậm và nhai kỹ, tránh ăn đồ ăn khó tiêu và gas.

Vị trí thai 20 tuần trong bụng mẹ

Vị trí thai 20 tuần trong bụng mẹ.

3. Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 20

3.1. Siêu âm thai

Tuần 18 - 22 là mốc siêu âm rất quan trọng trong thai kỳ. Nếu các tuần trước mẹ chưa đi khám thai thì bắt buộc cần xếp lịch vào tuần 20 này nhé.

Ở tuần thứ 20, tất cả các cơ quan đã được hình thành, bao gồm cả động mạch chủ và động mạch phổi.

- Mục đích của việc siêu âm là để biết được tổng thể của thai nhi có bình thường không, từ đó giúp cho việc sinh nở của các mẹ được an toàn và khỏe mạnh.

- Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của tử cung, nhau thai, nước ối để lên kế hoạch dự sinh giúp đảm bảo cả mẹ và bé an toàn và khỏe mạnh.

hình ảnh siêu âm thai 20 tuần

Ảnh siêu âm thai 20 tuần.

3.2. Mang bầu 20 tuần nên ăn gì?

Bước vào thai kỳ tuần 20, mẹ vẫn tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, trong đó chú trọng đến các nhóm chất quan trọng trong giai đoạn này như: 

- Acid folic: Giúp tránh những dị dạng bẩm sinh và giúp não bộ thai nhi phát triển bình thường (có nhiều trong cam, quýt, trứng, gan, bắp cải,...)

- Sắt: Giúp cơ thể mẹ tránh tình trạng thiếu máu trong thời gian thai nhi phát triển mạnh mẽ (có nhiều trong trai, sò, ốc, thịt đỏ, bí ngô, đậu,...)

- DHA & EPA (Omega-3): Giúp trẻ phát triển trí thông minh ngay từ giai đoạn còn là thai nhi (có nhiều trong cá hồi, cá thu, đậu nành, quả óc chó,...)

- Canxi: Giúp hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi về hệ xương, duy trì trạng thái khỏe mạnh và không bị chuột rút cho cơ thể mẹ (có nhiều trong trứng, sữa, phomai, các loại hạt...)

Để bổ sung các loại dưỡng chất trên, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thức ăn trong chế độ ăn hằng ngày hoặc bổ sung bằng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý uống nhiều nước để cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.

3.3. Chế độ sinh hoạt

Sinh hoạt đúng cách cũng là một lưu ý rất quan trọng khi thai ở tuần thứ 20.

Một số lưu ý trong sinh hoạt mà mẹ bầu cần tham khảo ở thời điểm này:

- Tránh hoàn toàn các việc mang vác nặng. Hạn chế leo nhiều tầng cầu thang liên tục.

- Nên tập những bài tập có cường độ vừa phải như những bài yoga, aerobic nhẹ nhàng,... để giảm huyết áp và giảm đau lưng.

- Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, lựa chọn giày dép không bị kích chân, êm, nhẹ.

- Bôi kem dưỡng ẩm, kem chống rạn da.

- "Thai giáo" bằng cách thường xuyên nói chuyện với thai nhi và bật các bài nhạc nhẹ nhàng.

thai giáo

Ở tuần 20, các giác quan và trí não của thai đã được hình thành và phát triển. Vì vậy, mẹ có thể "tăng tần suất" thai giáo cùng em bé trong bụng nhé.

4. Các triệu chứng bất thường cần đến bệnh viện ngay

Ngay ở tuần thứ 20 của thai kỳ, khi gặp các dấu hiệu bất thường, thai phụ không được chủ quan mà phải tới ngay cơ sở y tế để tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ.

Một số triệu chứng bất thường khi mang thai cần tới bệnh viện ngay:

- Bị đau, rát và chảy máu dưới vùng kín.

- Bị nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu.

- Thường xuyên đi tiểu dắt và đau buốt.

- Bị ớn lạnh, sốt cao.

- Dịch âm đạo tiết ra nhiều một cách bất thường.

- Chân, tay bị sưng đột ngột.

- Thai nhi thiếu vận động.

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, chị em hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để tránh các hậu quả nghiêm trọng gây nguy hiểm khi gặp các triệu chứng trên.

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.