Cẩm nang mang thai 3 tháng đầu: Cần chú ý gì để giữ thai an toàn

 

1. Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu

Ngay sau khi trứng được tinh trùng thụ tinh, một loạt các quá trình phức tạp diễn ra. Dù là 3 tháng đầu nhưng thai nhi vẫn sẽ có những bước phát triển nhất định.

1.1. Thai kỳ kháng đầu 

Hai tuần đầu của chu kỳ kinh nguyệt vẫn được tính vào thời gian mang thai.  Sau khoảng 10 đến 14 ngày, trứng sẽ rụng và kết hợp với tinh trùng tại vòi trứng, sau đó phân chia và di chuyển về phía tử cung. Trứng thụ tinh làm tổ ở nội mạc tử cung.

Lúc này, em bé được gọi là phôi thai, chỉ mới khoảng 1-2 mm. 

>> Xem thêm: Mang thai tháng đầu: Dấu hiệu nhận biết và các chú ý cho mẹ bầu 

1.2. Thai kỳ tháng thứ 2

Phôi thai phát triển nhanh chóng, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông đã gần bằng 1cm, cuối tháng thứ 2 phôi thai có đuôi giống như cá nhưng đã phân biệt được đầu thân và chân tay. Lúc này, các cơ quan chủ yếu của cơ thể đã được định hình.

Những bước tiến triển trong sự trưởng thành của thai nhi:

- Hình thành mắt, tai, mũi.

- Dây thần kinh của tai, mắt, não bộ, tủy sống phát triển.

- Hình thành rau thai và dây rốn.

- Hình thành các cơ quan nội tạng như tim, gan, dạ dày.

- Tuần thứ 6 trở đi đã có tim thai.

>> Xem thêm chi tiết: Mang bầu 2 tháng: Những điều mẹ cần biết để đảm bảo an toàn thai kỳ

1.3. Thai kỳ tháng thứ 3

Từ tháng thứ 3 trở đi, bé được gọi là thai nhi. Lúc này, đã có thể nhìn thấy rõ ràng vị trí của khuôn mặt, thân mình, vị trí của tay. Thân hình của bé dài ra và đã ra dáng một con người. 

Những bước tiến triển trong sự trưởng thành của thai nhi tháng thứ 3:

- Hầu hết các cơ quan nội tạng như tim, não gan, đã hình thành và bắt đầu thực hiện chức năng. 

- Hình thành mí mắt, môi, chồi răng sữa.

- Cơ quan sinh dục như: âm đạo, tinh hoàn, bìu bắt đầu phát triển.

- Hình thành ngón tay, ngón chân. 

- Bác sĩ có thể nghe được tim thai. 

>> Xem thêm chi tiết: Mang thai tháng thứ 3: Mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Hình ảnh thai nhi 3 tháng đầu

Hình ảnh thai nhi 3 tháng đầu.

2. Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ tương đối nhạy cảm đối với cả mẹ và bé. Lúc này, thai nhi mới hình thành, chưa ổn định trong tử cung nhưng mẹ đã có thể nhận ra những dấu hiệu mang thai đầu tiên: 

- Ra một ít máu nâu: xảy ra vào khoảng 6 - 12 ngày sau khi thụ thai do trứng thụ tinh làm tổ ở nội mạc tử cung. 

- Bầu vú cương cứng: ngực mẹ có cảm giác nặng hơn, đầy đặn hơn, vú đau thậm chí là ngứa ran, núm vú chuyển sang màu nâu đậm do thay đổi các nội tiết tố nữ trong quá trình mang thai.

- Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại (mất kinh):  Đây là dấu hiệu kinh điển nhất của có thai do nồng độ các nội tiết tố estrogen và progesterone tăng lên ức chế quá trình rụng trứng. 

- Nhiệt độ cơ thể tăng: mẹ có thể cảm thấy hâm hấp nóng (37,5 độ C) do cơ thể tiết nhiều hormone progesterone.

- Mệt mỏi: giai đoạn này, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi để thích ứng và duy trì sự phát triển của thai nhi. 

- Đi tiểu thường xuyên: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormone có tên là human chorionic gonadotropin, làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn.

- Các triệu chứng ốm nghén: mẹ thường gặp triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn lúc mới ngủ dậy hay bụng đói và mẫn cảm với mùi vị. 

Khi có các dấu hiệu có thai sớm kết hợp với tính toán thời gian xảy ra quan hệ, mẹ hãy chủ động thử nhanh bằng que thử thai và đến bệnh viện phụ sản kiểm tra nhé. 

Nếu phát hiện đã mang bầu, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi phát triển tốt.

que thử thai

Khi có các dấu hiệu có thai sớm kết hợp với tính toán thời gian xảy ra quan hệ, mẹ hãy chủ động thử nhanh bằng que thử thai và đến bệnh viện phụ sản kiểm tra nhé. 

3. Chăm sóc mẹ mang thai 3 tháng đầu

3.1. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? 

Khi mang thai 3 tháng đầu, người mẹ cần bổ sung khoảng 1780 - 2100 Kcal mỗi ngày (tăng thêm 50Kcal so với trước khi mang thai). Mẹ bầu cần ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Đặc biệt, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nên cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt, đậu đỗ… và uống đủ 2l nước mỗi ngày. 

Mẹ bầu cần có thực đơn dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ cần tăng khoảng 1kg so với trước khi mang thai.

mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì

Mẹ nên ăn đầy đủ nhóm chất và đa dạng các loại thực phẩm.

3.2. Bổ sung sắt và axit folic khi mang thai 3 tháng đầu

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu uống bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo quy định của y tế. Tuy nhiên, để chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi uống các viên bổ sung.

Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, bổ sung viên sắt/folic cho phụ nữ có thai như sau: 

- Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến sau đẻ 1 tháng. Mỗi viên gồm 60mg sắt và 400mcg acid folic.

- Nếu thai phụ có thiếu máu: cần được điều trị theo phác đồ. Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần đầu khám thai. 

- Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp viên sắt/acid folic trong các lần khám thai sau.

3.3. Những lưu ý để giữ thai an toàn trong 3 tháng đầu

- Không tự ý sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng mà chưa có tư vấn của bác sĩ để tránh gây ra dị tật thai nhi.

- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Hạn chế thức khuya; Tránh bưng bê nặng hoặc làm việc quá sức; Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi dạo, tập yoga cho bà bầu

- Không thuốc lá, rượu bia.

- Hạn chế dùng các thiết bị có sóng điện từ như điện thoại, máy tính, tablet vì thường gây nhức mỏi mắt, đau vai.

- Không uốn nhuộm tóc, sơn móng tay vì một số chất không tốt cho thai nhi có thể gây ảnh hưởng, hoặc nhiều người bị phản ứng nghén nặng hơn do mùi hóa chất quá nồng.

- Hạn chế tiếp xúc với thú cưng quá độ, đề phòng lây nhiễm qua đường miệng, bệnh ký sinh trùng Toxoplasma. 

- Hạn chế quan hệ vợ chồng: khi mẹ mang thai 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa ổn định, bố mẹ vẫn chưa nên quan hệ mà hãy đợi ít nhất đến sau tuần thứ 12.

- Kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ: trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hãy định kỳ đi khám thai 2 tuần 1 lần, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để theo dõi quá trình mang thai.

sinh hoạt khi mang thai 3 tháng đầu

Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp khi mang thai.

4. Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

- Sốt cao trên 38.5 độ C.

- Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút.

- Đau lưng dữ dội.

- Nôn mửa liên tục hoặc không thể giữ bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.

- Sụt trên 5% cân nặng trong 1 tuần do tình trạng nôn nghén nặng.

- Đau khi đi tiểu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác của nhiễm trùng đường tiết niệu.  

- Dịch âm đạo hoặc có mùi hôi, hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo nào khác.

- Ra máu âm đạo đỏ tươi, thấm qua miếng băng vệ sinh hoặc quần lót.

Nếu có 1 trong các dấu hiệu trên, rất có thể cơ thể mẹ bầu hoặc thai nhi trong bụng các gặp vấn đề nghiêm trọng. Mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời. 

Mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng và cũng đầy khó khăn đối với mẹ và bé. Vì vậy, mẹ hãy Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng khoa học, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, cân bằng cảm xúc. Mẹ hãy giữ một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, tươi vui để đón nhận một thiên thần nhỏ sắp đến với mình nhé!

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.