Thai 19 tuần phát triển ra sao và lời khuyên dành cho mẹ bầu

1. Dấu hiệu thai 19 tuần phát triển khỏe mạnh

Tuần thứ 19 thuộc tháng thứ 5 của thai kỳ. Thai nhi tiếp tục có những mốc phát triển mới cả về thể chất và chức năng của các bộ phận.

1.1. Kích thước thai 19 tuần

Chỉ số trung bình của thai 19 tuần như sau:

- Cân nặng: khoảng 240g

- Chiều dài đầu môn (CRL): khoảng 15.3 cm

Từ tuần này trở đi, bạn sẽ thấy cân nặng của bé sẽ tăng nhanh liên tục. Ở tuần thứ 19, thai nhi có kích thước tương đương với một quả cà chua lớn.

kích thước thai 19 tuần

Kích thước thai 19 tuần.

1.2. Bộ phận sinh dục của thai nhi 19 tuần

- Nếu thai nhi là bé gái: ống dẫn trứng và âm đạo hoàn thiện, lúc này buồng trứng của bé có thể chứa đến 6 triệu quả trứng. 

- Nếu thai nhi là bé trai: tinh hoàn đã hình thành, các cơ quan sinh sản khác đang trong quá trình hoàn thiện.

Bộ phận sinh dục của thai 19 tuần đã có thể được quan sát dễ dàng qua siêu âm để biết giới tính thai.

1.3. Sự phát triển của các cơ quan khác 

- Tay chân: Da trên ngón tay và ngón chân của bé đã hình thành những hoa văn rõ rệt được gọi là dấu vân tay và dấu vân chân. Dấu vân tay và dấu chân trên mỗi trẻ là duy nhất và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Các cặp đôi song sinh cùng trứng cũng có dấu vân tay và vân chân giống nhau. 

- Các giác quan: Sự phát triển các giác quan của bé đang ngày càng mạnh mẽ. Bộ não đang phát triển các khu vực chuyên biệt cho khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác và xúc giác.

- Cơ quan nội tạng: thận của bé đang sản xuất nước tiểu.

- Tóc: tóc đang xuất hiện trên đỉnh đầu, một lớp lông mềm mại hình thành và bao phủ lấy cơ thể của bé.  

- Chất gây: Một lớp sáp màu trắng gọi là chất gây (vernix caseosa) đang hình thành trên da của bé. Chất gây có nhiều lợi ích: bảo vệ và giữ ẩm cho làn da của bé, chống lại vi khuẩn có hại, giúp phổi và đường tiêu hóa phát triển.

hình ảnh thai 19 tuần

Hình ảnh thai 19 tuần.

1.4. Cử động đạp của thai nhi 19 tuần

Khi mang thai 19 tuần, mẹ sẽ cảm nhận được những cử động của bé (thai máy). Khi bé đá nhẹ vào thành bụng mẹ, mẹ có thể cảm nhận gián tiếp nếu đặt tay chạm vào bụng. Những tuần sau khi bé phát triển lớn hơn, mẹ có thể cảm nhận rõ hơn những cử động của bé. 

Ở tuần 19, đầu của thai nhi sẽ hướng lên ngực của mẹ, chân nằm ở đáy tử cung.

2. Mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 19 tuần?

- Đau dây chằng tròn (Cảm giác đau bắt đầu sâu bên trong háng của và di chuyển lên trên và ra ngoài ở hai bên cho đến đỉnh hông của mẹ bầu)

+ Nguyên nhân: Khi tử cung phát triển, các dây chằng nối nó với xương chậu của mẹ bầu sẽ giãn ra và dày lên. 

+ Giải pháp: Khi tấn công, mẹ hãy dừng lại và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.  

- Nám da, sạm da: đặc biệt là vùng môi trên, má và trán.

+ Nguyên nhân: Hormone thai kỳ tác động lên các tế bào chứa hắc tố, điều này cũng có thể dẫn đến việc núm vú, tàn nhang, sẹo, nách, đùi trong và âm hộ của mẹ bị sẫm màu.

+ Giải pháp: Tất cả những thay đổi về sắc tố này sẽ mờ dần sau khi em bé được sinh ra nên mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chú ý hạn chế tiếp xúc với nắng gắt và có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Chảy máu cam: Cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 người bị chảy máu cam.

+ Nguyên nhân: Do lượng máu tăng lên trong quá trình mang thai khiến các mạch máu trong mũi của mẹ giãn ra, dễ bị vỡ và chảy máu thường xuyên hơn.

+ Giải pháp: Khi bị chảy máu cam, mẹ hãy ngồi xuống và cúi người về phía trước trong khi giữ đầu cao hơn tim. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp phần dưới mũi trong 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Mẹ cũng có thể chườm lạnh lên sống mũi để co mạch máu và làm chậm quá trình chảy máu.

- Các triệu chứng khác:

Các triệu chứng phổ biến khi mang thai mà mẹ bầu có thể gặp phải bao gồm ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón và đi tiểu thường xuyên. Mẹ cũng có thể gặp tình trạng khó ngủ khi mang thai thai tuần thứ 19. 

vị trí thai 19 tuần

Vị trí thai 19 tuần trong bụng mẹ.

3. Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 19

3.1. Khám thai tuần 19

Trong thời gian mang thai, mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Đặc biệt, tuần thứ 19 của thai kỳ sẽ là cột mốc quan trọng mà mẹ cần chú ý để vượt qua một số xét nghiệm sàng lọc như:

- Siêu âm 4D, 5D để tầm soát dị tật. 

- Theo dõi cân nặng, huyết áp và chỉ số đường huyết để có chế độ ăn uống phù hợp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.   

- Xét nghiệm nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ giúp xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

hình ảnh siêu âm thai 19 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 19 tuần.

3.2. Mang bầu tuần 19 nên ăn gì?

Ngoài việc ăn đầy đủ, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, ở tuần thứ 19, mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa Chất béo & omega 3

Chất béo là một phần thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của bé trong giai đoạn này, giúp phát triển não và các mô cơ của thai nhi.

Mẹ có thể bổ sung các axit béo lành mạnh, giàu omega-3, DHA thông qua cá hồi, dầu ô liu, các loại hạt như hạt óc chó, macca, hạnh nhân.

Các thực phẩm giàu DHA.

- Uống đủ nước

Uống đủ 2-2,5l nước mỗi ngày để tránh mất nước trong thai kỳ và giúp thai nhi có đủ nước ối.  

3.3. Chế độ sinh hoạt

Tuần thứ 19 của thai kỳ sẽ có nhiều sự thay đổi của hormone thai kỳ làm ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây để cân bằng cơ thể và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

- Ưu tiên tư thế sang nằm nghiêng để hạn chế sự khó chịu do tử cung chèn ép các cơ quan nội tạng. Có thể co chân và lót thêm một chiếc gối giữa 2 chân hoặc sử dụng gối ôm dành cho bà bầu.

- Thường xuyên trò chuyện với bé, có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách để bé cùng nghe. Khuyến khích chồng và người thân chơi và nói chuyện với bé.

- Có thể quan hệ tình dục nhưng cần vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục. 

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga dành cho bà bầu hay các bài tập nhẹ nhàng do chuyên gia hướng dẫn.

- Chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, rộng rãi và thoải mái vì bụng mẹ đã bắt đầu nhô lên rõ.

tư thế ngủ cho bà bầu

Tư thế ngủ cho bà bầu.

4. Những triệu chứng bất thường cần đi khám ngay

Nếu cơn đau dây chằng tròn dữ dội trong vòng vài phút hoặc kéo dài ngay cả khi đã nghỉ ngơi, mẹ bầu nên gọi điện để được tư vấn y tế.

Như những tuần trước, nếu mẹ bầu bị đau bụng dữ dội hoặc có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, nôn mửa, chảy máu hoặc thay đổi dịch tiết âm đạo, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Đau nhức đầu là triệu chứng phổ biến trong khi mang thai. Nhưng nếu mẹ bị đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng hơn bình thường, chủ động đi khám để được tư vấn và điều trị. 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho thai phụ những thông tin hữu ích cho mẹ bầu mang thai 19 tuần. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý giữ tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.