Các xét nghiệm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu)

1. Xét nghiệm nồng độ beta hCG

hCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được gọi là hormone thai kỳ vì nó được tạo ra bởi các tế bào lá nuôi trong bánh nhau ngay sau khi trứng được thụ tinh. Nồng độ hCG trong huyết thanh tăng nhanh sau thụ thai. Do đó, nó trở thành một công cụ tuyệt vời trong việc xác định sớm sự thụ thai thành công.

Thông thường, mức độ hCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Mức độ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong 8 – 11 tuần đầu tiên của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần và chững lại trong khoảng thời gian còn lại của thai kỳ. Bên cạnh vai trò có thể xác định tuổi thai, xét nghiệm nồng độ beta hCG trong máu còn giúp theo dõi tình trạng thai kỳ. Khi kết quả đo lượng beta HCG trong máu không tuân thủ theo đường cong sinh lý thông thường, có khả năng việc mang thai gặp vấn đề bất thường.

Nếu nồng độ hCG trong máu hoặc trong nước tiểu thấp, không tăng tương xứng với tuổi thai thì có thể thai đã bị sảy, thai chết lưu hay mang thai ngoài tử cung. Ngược lại, nếu nồng độ hCG cao bất thường, nên nghĩ tới khả năng tính tuổi thai bị non tháng, mang đa thai hay có thai trứng (bệnh lý của gai nhau), bệnh lý tế bào nuôi…

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nên được thực hiện khi thai kỳ bước vào tuần thứ 10. Thông qua xét nghiệm này có thể xác định được thai phụ có mắc các bệnh di truyền có khả năng lây qua đường máu hay không để có những biện pháp điều trị kịp thời. 

Mẹ bầu cần xét nghiệm nhóm máu và công thức máu trong 3 tháng đầu

2.1. Xét nghiệm nhóm máu

Đây là một xét nghiệm cần thiết vì xét nghiệm này giúp xác định nhóm máu của mẹ và yếu tố Rh, yếu tố này có liên quan đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Trong trường hợp khi xét nghiệm nhóm máu ở bà bầu cho kết quả là Rh(-) ở người mẹ, người cha có Rh(+) thì con của cặp vợ chồng này có thể gặp vấn đề về sức khỏe.

Nếu không có những bất thường khác, sự bất đồng nhóm máu Rh thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng nếu người mẹ mang thai lần đầu. Máu của thai nhi sẽ không bị trộn lẫn với máu của mẹ trong thai kỳ.

Ở lần mang thai thứ 2 và những lần tiếp theo. Trường hợp thai nhi vẫn có nhóm máu Rh(+) thì những kháng thể Rh(-) của mẹ sẽ nhận ra kháng nguyên Rh(+) có trên bề mặt tế bào máu của thai nhi và tấn công chúng. Những kháng thể này có vai trò tấn công và tiêu diệt các tế bào máu của bé. Hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh này làm giảm số lượng tế bào hồng cầu xuống quá mức gây ra bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh.

2.2. Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được đánh giá là một trong những xét nghiệm quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Đây là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất được thực hiện thường quy để đánh giá sức khỏe tổng thể của thai phụ và từ đó phát hiện ra các rối loạn như nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh về máu khác.

3. Xét nghiệm nước tiểu

Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua xét nghiệm này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vô cùng cần thiết. Lần đầu tiên khám thai bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như: bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu…

Bệnh đái tháo đường cũng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu, giúp mẹ bầu kịp thời thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp cũng như có phương hướng điều trị sớm.  

4. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khi người mẹ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như như viêm gan B, chlamydia, bệnh lậu, giang mai, HIV,... thì có khả năng mẹ sẽ truyền cho trẻ hoặc lây nhiễm khi chuyển dạ hay vỡ ối. Khi trẻ bị nhiễm bệnh, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ, một số bệnh lại gây ra các vấn đề về phát triển và sức khỏe không thể hồi phục lâu dài. Ngoài ra, những thai phụ mắc các bệnh trên thường gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng tử cung, thai chết lưu…

Xét nghiệm này rất cần thiết vì nó có thể phát hiện sớm được tình trạng của thai phụ và nhanh chóng có biện pháp phòng ngừa ở giai đoạn đầu của thai kỳ. 

Bà bầu cần xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục

5. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi mang thai

Khi mẹ bầu bị nhiễm Toxoplasma, Rubella, CMV,... trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể lây truyền kí sinh trùng hay virus sang thai nhi, gây ra các dị tật nặng nề cho thai như bệnh tim bẩm sinh, tật não nhỏ, gây mù lòa hay điếc.... Do đó, làm xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm kịp thời trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị hiệu quả cho thai phụ, tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi. 

6. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Double test, NIPT)

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test nhằm xác định sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi. Bất kỳ sự bất thường nào cũng có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi, thậm chí kéo dài cả đời của đứa trẻ được sinh ra.

Mẹ bầu nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Double test giúp phát hiện dấu hiệu của một số bệnh bất thường nhiễm sắc thể tam bội như : Hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Tuy nhiên độ chính xác của xét nghiệm này chỉ khoảng 65-70%.

Vì độ chính xác còn thấp nên hiện nay xét nghiệm NIPT đã được các mẹ bầu lựa chọn nhiều hơn cho mục đích sàng lọc dị tật trước sinh so với xét nghiệm Double test thông thường vì NIPT là phương pháp xét nghiệm hiện đại, độ nhạy cao và an toàn với sản phụ.

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.