Trong suốt hành trình mang thai, mẹ bầu phải đối diện với nhiều thách thức về sức khỏe do sức đề kháng suy giảm. Một trong những tình trạng phổ biến là tiêu chảy, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tiêu chảy không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và thai nhi nếu không được chăm sóc đúng cách.
1. Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Nhạy cảm với thực phẩm lạ: Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm với mùi hương và món ăn mới. Sự thay đổi này khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi dẫn đến tiêu chảy.
- Thay đổi chế độ ăn do ốm nghén: Ốm nghén làm mẹ bầu thèm các món ăn chua, nhạt hoặc các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng (khoai lang, nước hoa quả, sữa chua). Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp sẽ dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Không dung nạp đường lactose: Để bổ sung canxi, nhiều mẹ bầu chọn uống sữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng dung nạp tốt lactose, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
- Thay đổi hormone: Các hormone như progesterone, estrogen thay đổi trong 3 tháng đầu có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, gây tiêu chảy.
Sự thay đổi hormone có thể làm chậm hoặc tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, gây ra buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy.
Những nguyên nhân khác có thể kể đến:
- Bệnh lý đường ruột: Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, và bệnh Celiac đều có thể gây tiêu chảy.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số vitamin, khoáng chất, thuốc điều trị và thực phẩm bổ sung trong thai kỳ có thể gây tiêu chảy.
- Ngộ độc thực phẩm: Nhiễm vi khuẩn, virus (như rota, Cytomegalo) hoặc ký sinh trùng từ thực phẩm hoặc nước uống không sạch có thể dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt vào mùa hè, thực phẩm và nước uống dễ bị ôi thiu, mẹ bầu cần thận trọng với các quán nước vỉa hè.
- Thực phẩm sạch cũng có thể gây tiêu chảy: Ngay cả thực phẩm sạch cũng có thể gây tiêu chảy nếu kết hợp không đúng cách, chẳng hạn như ăn nho với sữa chua hoặc cam với sữa tươi.
2. Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy trong 1 ngày rồi khỏi, thì sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài, sẽ rất nguy hiểm cho cả hai. Mẹ bầu cần nhập viện ngay nếu gặp các dấu hiệu sau: tiêu chảy nghiêm trọng, kèm nôn mửa, sốt, phân lẫn máu, đau bụng dữ dội, hoặc không tiểu được trong hơn 5 giờ.
Tiêu chảy kèm sốt cao kéo dài có thể đe dọa sức khỏe mẹ và bé.
3. Làm gì khi bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu?
- Uống nhiều nước: Để bù lại lượng nước mất đi, mẹ bầu cần uống nước lọc, nước đun sôi và tránh xa nước có gas, nước ngọt.
- Bổ sung điện giải: Dùng oresol hoặc các chế phẩm bổ sung điện giải theo hướng dẫn.
- Xem xét lại chế độ ăn uống: Lưu ý chọn thực phẩm an toàn, dễ tiêu hóa và tránh các món lạ, khó tiêu.
+ Nên ăn: Sữa chua, các thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì nướng, gạo, khoai tây), trái cây như chuối, táo.
+ Tránh: Thực phẩm lạ, đồ chiên rán, hải sản, nước ngọt có gas.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Để cơ thể kịp hồi phục và tránh căng thẳng.
4. Cách phòng ngừa hiện tượng tiêu chảy bà bầu 3 tháng đầu
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Ăn chín uống sôi, tránh ăn gỏi, tiết canh, rau sống, thịt tái sống.
- Bổ sung sữa chua: Để tăng lợi khuẩn, cân bằng đường ruột.
- Tránh các thực phẩm nhạy cảm với hệ tiêu hoá: Mẹ bầu nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, hải sản. Đây là những nhóm thực phẩm khó tiêu, dễ gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
- Hạn chế ăn uống ngoài quán: Hạn chế ăn uống ở ngoài thay vào đó các bà bầu có thể tự nấu để đảm bảo hợp vệ sinh.
Mẹ bầu nên ăn hải sản với lượng vừa phải vì chúng khó tiêu hóa và có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Tiêu chảy trong 3 tháng đầu mang thai có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ những thay đổi bình thường trong chế độ ăn uống và hormone cho đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, mẹ bầu có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài và có các dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.