10 Dấu hiệu sức khoẻ bất thường mẹ bầu cần đi khám ngay

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 10 dấu hiệu mẹ bầu cần lưu ý và đi khám ngay để được chăm sóc kịp thời.

1. Chảy máu âm đạo 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phôi thai vẫn đang trong quá trình làm tổ và chưa bám chắc vào thành tử cung. 

Vì vậy, nếu mẹ bầu nhận thấy có hiện tượng ra máu bất thường, hãy đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sảy thai hoặc thậm chí là thai ngoài tử cung.

Ra máu bất thườngcó thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm. 

Nếu lượng máu ra ít, mẹ có thể nghỉ ngơi và theo dõi thêm. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều đến mức ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng dữ dội, chóng mặt hoặc buồn nôn, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức. 

Những triệu chứng này nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

2. Đau bụng dữ dội 

Khi mẹ bầu trải qua cơn đau bụng dữ dội không giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế, đây là một dấu hiệu không nên xem nhẹ. 

Cơn đau mạnh có thể báo hiệu các vấn đề như sinh non, bong nhau thai hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác. Việc đi khám và thực hiện siêu âm để đánh giá chính xác tình trạng là rất cần thiết.

3. Thai máy ít hoặc không cử động 

Nếu bạn cảm thấy bé đạp ít hơn so với thói quen hàng ngày hoặc không còn cảm nhận được cử động trong vài giờ, đừng hoảng sợ ngay mà hãy thử một số cách kích thích như nằm nghiêng trái, uống nước lạnh, cho bé nghe nhạc thai giáo và theo dõi trong 1-2 giờ. 

Em bé của bạn ít hoạt động có thể là do thai nhi buồn ngủ hoặc bạn đang bị mất nước. Nhưng nó cũng là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang thiếu oxy hoặc gặp vấn đề sức khỏe. 

4. Đau đầu, mờ mắt, phù nề đột ngột

Triệu chứng như đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ hoặc cảm giác tay chân sưng to trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật, tình trạng liên quan đến huyết áp cao rất nguy hiểm. 

Khi gặp những dấu hiệu này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để đo huyết áp và được kiểm tra sức khỏe tổng quát. 

Mẹ bầu thường xuyên choáng váng, đứng lên ngồi xuống không vững hoặc đau đầu dữ dội cần đi khám ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

5. Sốt cao 

Khi nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu vượt quá 38°C, kèm theo cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh hay run rẩy, đây có thể là dấu hiệu của một loại nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng ối.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp.. thì cần đi khám ngay. nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus.. và có thể dẫn đến câm điếc bẩm sinh ở thai nhi. 

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt vì không phải loại nào cũng phù hợp với thai kỳ.

6. Khó thở 

Nếu mẹ bầu cảm thấy khó hít sâu, ngộp thở hoặc kèm theo đau ngực, đây là dấu hiệu cảnh báo không nên xem thường. 

Khó thở trong thai kỳ có thể do các vấn đề về tim, phổi hoặc thậm chí là thuyên tắc phổi - một tình trạng hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm.

Việc đi khám ngay lập tức sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.

7. Nôn mửa nặng 

Khi bạn nôn mửa liên tục, không thể ăn uống được và cảm thấy cơ thể kiệt sức, đó không chỉ đơn thuần là ốm nghén thông thường mà có thể là dấu hiệu của ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum).

Tình trạng này không chỉ gây mất nước mà còn dẫn đến suy nhược nghiêm trọng. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được truyền nước và điều trị thích hợp. 

Ốm nghén nặng gây sụt cân nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé. 

>> Xem thêm: Mách mẹ cách phân biệt buồn nôn và chứng nghén nặng khi mang thai

8. Rò rỉ nước ối 

Khi cảm nhận được chất lỏng chảy ra từ âm đạo, dù là ít hay nhiều, đó có thể là dấu hiệu của việc vỡ ối sớm. 

Tình trạng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và cần được xử lý nhanh chóng. Do đó, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ xác nhận và can thiệp kịp thời.

9. Đau rát khi tiểu, tiểu buốt

Nếu mẹ bầu cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu, kèm theo tiểu ít, tiểu buốt hoặc thậm chí tiểu ra máu, rất có thể mẹ đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang.

Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non hoặc thậm chí thai lưu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Để phòng tránh, mẹ bầu nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi mang thai, hệ tiết niệu có nhiều thay đổi, khiến mẹ dễ mắc các bệnh này hơn bình thường. 

10. Ngứa

Khi mang thai, dạ mẹ có thể bị rạn do bụng lớn dần, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ứ mật thai kỳ.

Ứ mật xảy ra khi axit mật bị tích tụ trong gan, ảnh hưởng đến thai nhi. 

Ngoài ngứa, một dấu hiệu khác của bệnh này là nước tiểu nhạt màu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ứ mật có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong 9 dấu hiệu kể trên, đừng ngần ngại đi khám ngay lập tức. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh cho đến ngày chào đời. Chúc bạn có một thai kỳ an toàn, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui!

Tags: