Tư vấn cho phụ nữ mang thai về cách giảm thiểu rủi ro khi đi du lịch

1. Đánh giá rủi ro cá nhân

Các công ty du lịch và bác sĩ nên hoàn thành việc đánh giá rủi ro cẩn thận với khách du lịch mang thai trước khi họ rời khỏi đất nước. Điều này cần tính đến tiền sử bệnh lỳ và sản khoa của người phụ nữ cũng như các yếu tố khác:

  • Điểm đến;
  • Hành trình;
  • Mùa du lịch;
  • Thời gian cư trú;
  • Mọi hoạt động đã được lên kế hoạch.

Điều quan trọng là xác định lý do đi du lịch. Ví dụ, một thành viên trong gia đình ở nước ngoài bị bệnh hoặc có việc đột xuất, dẫn đến việc phụ nữ mang thai phải đi ra nước ngoài trong thời gian ngắn với ít thời gian chuẩn bị. 

Cũng cần xem xét các cơ sở y tế có sẵn tại nơi đến, vì dịch vụ chăm sóc phụ khoa, sản khoa và sơ sinh có thể bị hạn chế  vì các phương pháp điều trị xâm lấn có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi rút lây truyền qua đường máu. Rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa cũng có thể gây khó khăn cho việc tư vấn dịch vụ và chăm sóc y tế.

Những phụ nữ có tiền sử sản khoa phức tạp, chẳng hạn như bất thường nhau thai hoặc tiền sử sinh non, được khuyên không nên đi du lịch trong thời kỳ mang thai. Đối với những bà bầu khác thì một số điểm đến có thể không phù hợp, chẳng hạn như các khu vực có bệnh sốt rét hoặc các khu vực hẻo lánh với khả năng tiếp cận chăm sóc y tế hạn chế. Nếu việc đi du lịch là cần thiết, phụ nữ nên thảo luận về kế hoạch du lịch với bác sĩ sản khoa của mình trước khi quyết định đi.

Tam cá nguyệt thứ hai được coi là thời điểm an toàn nhất để đi du lịch – lúc này nguy cơ sẩy thai đã giảm và nguy cơ biến chứng như tiền sản giật và chuyển dạ sinh non thấp. Tốt nhất nên khám thai sớm trước khi khởi hành để đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất và để xác nhận một lần nữa bạn có một thai kỳ là bình thường. Phụ nữ mang thai nên mang theo một bản sao hồ sơ trước khi sinh. 

Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm thích hợp cho việc đi du lịch nước ngoài

Không phải lúc nào phụ nữ cũng được chuẩn bị đầy đủ về mặt bảo hiểm nhưng bảo hiểm sức khỏe du lịch toàn diện là điều cần thiết khi đi du lịch nước ngoài. Điều này sẽ bao gồm việc quay trở về và chăm sóc các biến chứng thai kỳ như đẻ non và chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh. 

2. Rủi ro bệnh truyền nhiễm

Phụ nữ mang thai có hệ thống miễn dịch bị thay đổi khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn so với bình thường. Các bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu. Vì lý do này, nên tránh các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, pho mát mềm và thịt chưa nấu chín. Nhiễm viêm gan E là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao trong thai kỳ, vì vậy cần cẩn thận với thức ăn, nước uống và vệ sinh cá nhân để giảm nguy cơ mắc bệnh và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.

Phụ nữ mang thai có thể dễ bị mất nước hơn do tiêu chảy hoặc các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Việc bù nước bằng đường uống là cần thiết nhưng bạn nên mang theo các loại thuốc phù hợp để sử dụng trong khi đi du lịch, và đảm bảo rằng các loại thuốc này được sử dụng khi mang thai.

Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cúm, có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ và phụ nữ nên cân nhắc tiêm phòng cúm trước khi đi du lịch.

Tránh bị muỗi đốt ngay từ đầu là một phần quan trọng để ngăn ngừa các bệnh muỗi truyền như sốt rét, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết; phụ nữ nên được tư vấn về các biện pháp tránh muỗi cắn thích hợp trước khi đi du lịch.

  • Bệnh sốt rét 

Nền tảng của phòng chống sốt rét có thể được tóm tắt dưới đây:

– Nhận thức về nguy cơ mắc bệnh sốt rét;

– Tránh muỗi cắn

– Mang thuốc dự phòng

– Chẩn đoán và điều trị kịp thời.

– Nhận thức về rủi ro bị bệnh sốt rét tại địa điểm du lịch

Phụ nữ mang thai nên được khuyến cáo không đi du lịch đến các khu vực có bệnh dịch, đặc biệt là nơi có Plasmodium falciparum) kháng chloroquine. Nếu không thể tránh khỏi việc đi lại, phụ nữ mang thai cần lưu ý rằng nếu mắc bệnh sốt rét, bệnh có thể nặng hơn và  có nguy cơ tử vong cao hơn so với phụ nữ không mang thai Các biến chứng của bệnh cũng có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và sinh non.

  • Tránh muỗi cắn

Phụ nữ mang thai đặc biệt hấp dẫn đối với muỗi, vì vậy bạn nên mang theo thuốc chống côn trùng do bác sĩ kê đơn. 

  • Mang thuốc dự phòng

Đối với những khu vực khuyến cáo sử dụng thuốc trị sốt rét, việc lựa chọn thuốc điều trị sốt rét sẽ phụ thuộc vào loài ký sinh trùng tại nơi đến, có kháng thuốc hay không và phụ nữ đang ở trong ba tháng nào của thai kỳ. Cần nhớ rằng không có loại thuốc trị sốt rét nào có hiệu quả 100%. Chống chỉ định, các tác dụng ngoại ý và tương tác thuốc phải được xem xét cẩn thận đối với từng cá nhân.

  • Chẩn đoán và điều trị

Khi mắc bệnh sốt rét, chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng khi nó có triệu chứng. Du khách nên biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt rét (sốt hoặc bệnh giống cúm) và được nhắc nhở rằng bệnh sốt rét có thể xảy ra đến một năm sau khi trở về từ khu vực có nguy cơ. 

  • Chủng ngừa trong thai kỳ

Không có bằng chứng về rủi ro khi tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn cần được tư vấn kỹ của bác sĩ để đưa ra quyết định.

Phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch ở những khu vực có nguy cơ cao bị sốt rét, sốt xuất huyết

3. Du lịch bằng máy bay

Đi máy bay thương mại được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai và  không gây biến chứng. Những người có tiền sử sản khoa phức tạp hoặc các bệnh lý tiềm ẩn nên tìm lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. 

Mối quan tâm chính của các hãng hàng không khi nhận phụ nữ mang thai làm hành khách là nguy cơ chuyển dạ trên chuyến bay, do đó nhiều hãng không quốc tế không cho phép phụ nữ bay sau 36 tuần. Nếu có các yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chuyển dạ sinh non (như đa thai), phụ nữ không nên đi máy bay sau 32 tuần. Sau 28 tuần của thai kỳ, nhiều hãng hàng không và một số hãng điều hành tàu và phà sẽ yêu cầu giấy  xác nhận thai kỳ khỏe mạnh. 

Huyết khối tĩnh mạch

Nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch liên quan đến du lịch  trong các chuyến bay kéo dài hơn 4 giờ được ước tính là một trên 6.000 ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, mang thai làm tăng nguy cơ này và cần đánh giá nguy cơ huyết khối riêng cho tất cả phụ nữ mang thai có ý định đi máy bay. Đối với các chuyến bay kéo dài hơn bốn giờ, họ nên mang vớ nén để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. 

Không có thông tin nào cho thấy phụ nữ mang thai nên tránh quét an ninh, tuy nhiên nếu được mẹ nên nói cho nhân viên an ninh biết mình đang mang thai. 

Độ cao

Sự an toàn của việc di chuyển lên độ cao khi mang thai vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên độ cao trên 3500m sẽ khiến phụ nữ mang thai khó chịu và khó thở.

Phụ nữ mang thai có thể đi du lịch nước ngoài một cách an toàn miễn là họ được tư vấn về những rủi ro liên quan đến việc đi lại và thực hiện các bước để giảm thiểu những rủi ro này càng sớm càng tốt. Họ nên biết cách chữa trị các bệnh nhẹ và khi nào cần tìm sự trợ giúp y tế.