Thai 25 tuần phát triển thế nào và lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thời điểm mang thai 25 tuần, mẹ đã gần hoàn thành giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Thai nhi đang tiếp tục phát triển hoàn thiện các bộ phận và cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi kèm theo. Cùng xem thai nhi tuần này phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì nhé.

Dấu hiệu thai 25 tuần khoẻ mạnh

Tuần 25 thuộc nửa sau của tháng thai kỳ thứ 6, em bé đang trong giai đoạn hoàn thiện cấu trúc các bộ phận và tăng trưởng rất nhanh.

Kích thước và cân nặng thai 25 tuần

Chỉ số trung bình của thai 25 tuần như sau:

  • Kích thước: Dài tầm 34.6 cm
  • Cân nặng: Nặng khoảng 660 gram

Thai 25 tuần tăng khoảng 60gram cân nặng và dài thêm khoảng 1cm so với tuần 24. Bé con có kích thước tương đương với một cây củ cải đường.

hình ảnh thai 25 tuần

Sự phát triển của các bộ phận

Cùng với sự thay đổi về kích thước và cân nặng em, thai nhi 25 tuần cũng có nhiều bước phát triển mới:

  • Da: bắt đầu tích mỡ, nhìn mũm mĩm và căng hơn. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ trên da giúp tăng cường lưu lượng máu di chuyển dưới da làm bé bé trông có vẻ hồng hào hơn.
  • Tóc: màu và chất tóc của bé đang dần hiện rõ hơn.
  • Mũi và lỗ mũi: của thai nhi bắt đầu làm việc, thai nhi bắt đầu hít nước ối.
  • Mắt: Mi mắt vẫn đóng kín tuy nhiên vẫn có thể cảm nhận được sáng hay tối do những tế bào thụ cảm thị giác đã được hình thành
  • Thính giácVào thời kỳ thai 25 tuần này em bé có thể nghe và phân biệt giọng nói cũng như những âm thanh khác
  • Phổi: Các mao mạch trong phổi tiếp tục hình thành và mở rộng giúp thai có thể tập hít thở ngay từ bây giờ
  • Tay chân: em bé bắt đầu có dấu vân tay riêng của mình, các nếp gấp của bàn tay bắt đầu dần hiện ra.

hình ảnh thai 25 tuần

Cử động đạp của thai nhi

Đây là thời gian năng động của em bé, chỉ cần một tiếng động lớn cũng có thể khiến em bé nhảy và đá trong bụng. Vì vậy mẹ sẽ cảm nhận được điều nhiều động tác mạnh hơn của em bé như những cú đá, nhào lộn trong bụng mẹ đấy.

Vào thời điểm thai 25 tuần này, em bé vẫn chưa thay đổi tư thế, đầu bé vẫn nằm gần ngực mẹ và hai bàn chân đang hướng xuống, nhưng vào tuần kế tiếp em bé sẽ thay đổi sớm các mẹ nhé.

vị trí thai 25 tuần

Mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 24 tuần?

Cùng với sự thay đổi của thai nhi, vào tuần thứ 25 này mẹ cũng có nhiều thay đổi, cụ thể như sau: 

  • Tăng cân: Trong thời gian cuối tam cá nguyệt thứ 2, mẹ sẽ bắt đầu thấy tốc độ tăng cân khá nhanh. Tuy nhiên, mẹ nên kiểm soát cân nặng để mỗi tuần tăng từ 400 – 500 gram là hợp lý. 
  • Bụng: nhô cao rõ rệt vào thời điểm thai 25 tuần. Bụng mẹ bắt đầu trệ xuống

bụng bầu 25 tuần

  • Tóc: dày và bóng mượt hơn do sự thay đổi nội tiết tố khiến các sợi tóc bám “dai” hơn và lâu rụng hơn.
  • Các triệu chứng xuất hiện:

Mặt, tay và chân của mẹ bầu có thể bị sưng lên do cơ thể mẹ đang tích nước và hóc môn thay đổi. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và không cần lo lắng, cũng như không cần áp dụng điều trị trong hầu hết các trường hợp

Mắc trĩ: Vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, có thể gây trĩ. Trĩ thật khó chịu, nhưng phổ biến lúc mang thai và thường tự khỏi sau sinh, trừ một số trường hợp phải điều trị can thiệp theo chỉ định của bác sĩ.

– Các vấn đề tiêu hoá như táo bón, ợ nóng, khó tiêu do thai nhi đang lớn dần, chiếm không gian dạ dày của mẹ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá của mẹ.

Vùng da ngực, bụng ngứa ngáy, đi kèm với các vết rạn da

Mất ngủ: Thật khó để có được cảm giác thoải mái vào ban đêm khi bụng của mẹ ngày càng lớn và áp lực ngày càng tăng lên bàng quang có thể khiến bạn thức giấc đi tiểu vào nửa đêm hết lần này đến lần khác

Do sự phát triển của thai nhi và các hormone thai kỳ tăng nên xảy ra các thay đổi ở cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các hiện tượng trên là hoàn toàn bình thường trong thai kỳ, mẹ không cần quá lo lắng nhé.

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 25

Mang thai 25 tuần nên ăn gì?

  • Thời điểm thai 25 tuần này, mẹ chú ý xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh: hãy ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và chất xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và cá ít thủy ngân
  • Luôn nhớ rằng em bé đang ăn cùng mẹ nên mẹ đừng bỏ bữa nhé.
  • Đặc biệt mẹ nhớ uống nhiều nước nhé, 1,5 – 2l nước mỗi ngày để đảm bảo thai nhi có được nước ối

Chế độ sinh hoạt

Cùng với chế độ dinh dưỡng mẹ hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt nữa nhé.

  • Hãy thường xuyên vận động nhẹ nhàng: Bằng những bài thể dục nhẹ nhàng, không tập quá sức ảnh hưởng đến em bé.
  • Hạn chế suy nghĩ tiêu cực: Thời điểm chuyển dạ không còn xa nữa, dễ hiểu thôi nếu mẹ cảm thấy lo âu, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ có tư tưởng thiếu tích cực lúc mang thai có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn, nên tuần thứ hai mươi lăm của thai kì là thời điểm thích hợp để học cách kiểm soát căng thẳng.
  • Dưỡng ẩm: Mẹ sẽ xuất hiện những vết rạn trên bụng và ngực vào thời điểm thai 25 tuần này, thậm chí có thể nổi ban ngứa. Vì vậy hãy dưỡng ẩm hằng ngày để tránh những vấn đề này mẹ nhé
  • Theo dõi các cử động của thai nhi để sớm phát hiện các các bất thường
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm cảm giác ợ hơi Các dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viện ngay
  • Thai giáo hằng ngày với sách, âm nhạc và những cuộc trò chuyện cùng bé yêu.
  • Chuẩn bị kế hoạch sinh nở: Thời điểm sinh chỉ còn 3 tháng, vì vậy bố mẹ cần bắt đầu lựa chọn nơi sinh, chuẩn bị kế hoạch tài chính và mua sắm dần các đồ dùng cần thiết nhé.

Triệu chứng bất thường cần đến bệnh viện ngay

Trong thai kỳ thai 25 tuần  nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây mẹ không được chủ quan hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ:

  • Hiện tượng ra máu âm đạo bất thường
  • Xuất hiện cơn gò tử cung hay bất kỳ biểu hiện nào khác thì mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Bị nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu
  • Thường xuyên đi tiểu dắt và đau buốt
  • Bị ớn lạnh, sốt cao
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều một cách bất thường
  • Thai nhi thiếu vận động

Bài viết là toàn bộ những thông tin cung cấp sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của mẹ bầu trong thời kỳ thai 25 tuần. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khoẻ mạnh để đón bé yêu chào đời nhé!