Thai 39 tuần phát triển thế nào và lời khuyên cho mẹ bầu

Ở thời điểm thai 39 tuần, em bé của mẹ đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng chào đón thế giới mới rồi. Vậy mẹ hãy tham khảo những lưu ý cần thiết sau nhé.

 

1. Dấu hiệu thai 39 tuần khỏe mạnh

Thai 39 tuần là thời điểm tuần cuối của tháng thứ 9. Thai nhi đã phát triển rất hoàn thiện và có thể ra đời ngay trong tuần này mẹ nhé.

1.1. Kích thước và cân nặng thai nhi

Chỉ số trung bình của thai 39 tuần như sau:

  • Kích thước: Dài tầm 50,7 cm tính từ đầu đến gót chân
  • Cân nặng: Nặng khoảng 3,3 kg (bé trai có thể nặng hơn bé gái một chút)

Mẹ có thể hình dung hiện tại thai nhi đang như 1 quả dưa hấu to trong bụng của mẹ rồi đấy.

1.2. Sự phát triển của các bộ phận

Bây giờ thai nhi của mẹ đã trông như một em bé sơ sinh, có những ngón tay, ngón chân nhỏ nhắn xinh xắn,.. mẹ cùng xem thai nhi còn phát triển thêm những gì nhé:

  • Da: Một vài tuần trước da của thai nhi gần như là trong suốt, nhưng bước sang giai đoạn thai 39 tuần da có thể có sắc hồng, do những mạch máu dưới da có thể được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh. Lớp mỡ dưới da tiếp tục dầy lên giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể khi thai nhai chào đời
  • Não: Bộ não của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển rất mạnh cho đến khi bé được 3 tuổi. So với 4 tuần trước, não đã tăng khoảng 30% kích thước và chiếm khoảng 1/3 trọng lượng cơ thể.
  • Phổi: Phổi vẫn đang tiếp tục phát triển, sự phát triển sẽ tiếp tục đến khi thai nhi chào đời
  • Thính giác: Hiện tại thai nhi có thể nghe mọi thứ xung quanh rồi đấy
  • Thị giác: Mắt của em bé đã có thể nhận biết ánh sáng và nhìn mọi thứ xung quanh ở cự ly gần, nhưng tuyến lệ vẫn chưa phát triển cho đến khi em bé chào đời
hình ảnh thai 39 tuần
Hình ảnh thai 39 tuần

1.3. Cử động đạp của thai nhi

Bước vào thai tuần thứ 39, mẹ cần để ý đến chuyển động của em bé nữa nhé. Thông thường em bé sẽ hiếu động hơn (đạp nhiều hơn, cử động nhiều hơn,…) trong những tuần cận sinh. Vì vậy, nếu có có dấu hiệu bất thường như số lần đạp ít hơn, mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn nhé.

Ngoài ra thời điểm này thai nhi đang ở trong tư thế chuẩn bị chào đời, đầu cúi xuống và nằm trong xương chậu của mẹ. Hầu hết thai nhi đều quay mặt về phía sau, nhưng một số  có biểu hiện “hướng mặt lên trời” hoặc quay mặt về phía trước khi mới sinh. Điều này không sao đối với em bé về mặt an toàn khi sinh nở

2. Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần 39

Khi thai nhi được 39 tuần (là tuần thứ 4 của tháng thứ 9) cũng là lúc mẹ bầu phải chịu nhiều thay đổi, ngoài những triệu chứng hay gặp như: táo bón, mất ngủ, phù nề, mẹ bầu còn có những thay đổi như sau:

2.1. Thay đổi về thể chất

  • Bụng bầu nặng nề hơn do lúc này đường ruột của mẹ bị chèn ép khá nhiều, tử cung giãn căng
  • Bầu ngực phát triển lớn và núm vú to hơn: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho quá trình cho bú khi thai nhi chào đời

2.2. Các vấn đề thường gặp

  • Cơn gò sinh lý Braxton Hicks : Vào thời điểm thai 39 tuần cơn gò sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và tình trạng nặng nề hơn
    • Nguyên nhân: Những cơn gò này xuất hiện do tử cung đang luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của mẹ.
    • Giải pháp: Khi xuất hiện cơn gò, mẹ hãy nằm xuống nghỉ ngơi thật nhanh. Ngoài ra, cần phân biệt cơn gò sinh lý này với cơn gò chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời nhé.
  • Tiêu chảy
    • Nguyên nhân: Nhu động ruột trở nên lỏng lẻo và mềm mại hơn, các cơ trong tử cung giãn ra để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn
    • Giải pháp: Mẹ có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước để bù điện giải. Tuyệt đối không tự dùng thuốc cầm tiêu chảy mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.
  • Đau lưng, đau vùng xương chậu
    • Nguyên nhân: Do thai nhi đang phát triển lớn dần, di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời, nên xương chậu mở rộng ra, phần hông cũng bị đẩy nhiều hơn về trước.
    • Giải pháp: Hãy tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm, xoa bóp, mát xa nhiều hơn những chỗ đau, hạn chế lao động nặng mẹ nhé.
  • Bong nút nhầy tử cung: Thời điểm này ở âm đạo của mẹ có thể xuất hiện chất trông giống như tinh dịch hay nước mũi, có màu trong suốt hoặc lẫn màu đỏ tươi của máu, đôi khi lại có màu nâu, đặc và dính.
    • Nguyên nhân: Đây là chất bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tại âm đạo tấn công trong suốt quá trình mang thai. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung là dấu hiệu thai nhi sắp chào đời
    • Giải pháp: Đây là hiện tượng em bé sắp chào đời, nếu có dấu hiệu bất thường như dịch ra nhiều, màu sắc khác nhau thì mẹ nên đến bác sĩ để tư vấn thêm nhé.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Triệu chứng này sẽ lên đến đỉnh điểm trong tuần 39 này
    • Nguyên nhân: Do các hóoc-môn làm giãn van dạ dày khiến axit trào vào thực quản.
    • Giải pháp: Nên uống nước trước hoặc sau khi dùng bữa, hạn chế uống nước trong khi ăn; chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Hình ảnh thai 39 tuần trong bụng mẹ

3. Lời khuyên cho mẹ ở tuần thứ 39

Đây là thời gian rất quan trọng của mẹ và thai nhi, nên mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt để tránh trường hợp thai nhi ra đời sớm hơn dự tính mẹ nhé.

3.1. Siêu âm thai

Ở tháng thứ 9, mẹ có thể siêu âm 1 tuần 1 lần. Đến tuần thứ 39 mẹ có thể đi khám thai 2 lần 1 tuần nhé.

Trong giai đoạn này bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá các chỉ số sau:

  • Kích thước, cân nặng của thai, chu vi vòng đầu
  • Ngôi thai
  • Các bất thường của thai nhi có thể có trong thai tuần thứ 39

Những chỉ số trên giúp bác sĩ có thể đánh giá và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ nhé.

3.2. Dinh dưỡng

  • Vì hiện tại hệ tiêu hóa của mẹ đang cực kỳ yếu nên mẹ có thể chia ra ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn những bữa lớn. 
  • Cố gắng ăn uống lành mạnh, với nhiều trái cây tươi và rau
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung vitamin cần thiết (theo chỉ dẫn của bác sĩ)
  • Ngoài ra mẹ cần tránh những thực phẩm chế biến sẵn, mặn và nhiều chất béo. Không hút thuốc lá và uống rượu bia…

3.3. Chế độ sinh hoạt

Không riêng gì chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu của cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt của mình, để thai 39 tuần được khỏe mạnh mẹ cần:

  • Theo dõi sự chuyển động của thai nhi hằng ngày
  • Nhận biết được các dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời
  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi
  • Hãy tập những bài tập nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái
  • Không lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, mẹ cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhé
  • Sẵn sàng túi đồ, và những kỹ năng cho lần đầu chuyển dạ
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên và liên tục

4. Dấu hiệu sinh con ở tuần thứ 39

Ở tuần thứ 39, em bé của mẹ đã đủ tháng để có thể chào đời. Mẹ có thể xuất hiện các dấu hiệu sinh con sau:

  • Tử cung giãn nở
  • Xuất hiện những cơn co thắt tử cung với tần suất liên tục, đi kèm với đó là những cơn đau khoảng 5-10p/lần

Mẹ cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Vỡ ối
  • Chảy máu âm đạo
  • Tiêu chảy, buồn nôn
  • Thai nhi thiếu sự vận động

Bài viết là toàn bộ những thông tin cung cấp sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của mẹ bầu trong thời kỳ thai 39 tuần, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho các mẹ bầu.