Sự phát triển của thai nhi theo chu kỳ 3 tháng

Trong quá trình mang thai, khi có một sự sống mới đang phát triển bên trong cơ thể mình là một trải nghiệm vô cùng diệu kỳ và kinh ngạc đối với tất cả các mẹ. Mặc dù không phải lúc nào mẹ bầu cũng cảm thấy dễ trong suốt thai kỳ. Trong suốt quá trình cùng với sự thay đổi của người mẹ là sự lớn lên từng ngày của em bé trong bụng.

1. Tam cá nguyệt đầu tiên: 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu sẽ gặp rất nhiều triệu chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên do cơ thể thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ. Ở những tuần đầu, thai có thể chưa biểu hiện nhiều ra bên ngoài cơ thể nhưng bên trong thì có rất nhiều thay đổi đang diễn ra.

Bên cạnh những thay đổi về thể chất, các bà mẹ cũng trải qua những thăng trầm về cảm xúc trong những tháng đầu của thai kỳ. Những cảm xúc thay đổi nhẹ như buồn bã, thay đổi tâm trạng và hay quên, đến sợ hãi, lo lắng và phấn khích.

Sự phát triển của phôi thai kỳ đầu tiên:

Một em bé đang phát triển được gọi là phôi thai kể từ thời điểm thụ thai diễn ra cho đến tuần thứ tám của thai kỳ.

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, tim, phổi bắt đầu phát triển; cánh tay, chân, não, tủy sống, dây thần kinh bắt đầu hình thành.

Vào khoảng tháng thứ hai của thai kỳ, phôi thai đã phát triển to bằng hạt đậu. Ngoài ra, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay và mí mắt hình thành, xương xuất hiện, bộ phận sinh dục và tai trong bắt đầu phát triển.

Sau tuần thứ tám của thai kỳ cho đến khi sinh ra, một em bé đang phát triển được gọi là thai nhi.

Vào cuối tháng thứ hai, hầu hết các cơ quan chính của thai nhi đã được hình thành.  Ở giai đoạn này của thai kỳ, điều cực kỳ quan trọng của phụ nữ mang thai là không được dùng các loại thuốc và các chất có hại như ma túy, chất gây nghiện khác. Tam cá nguyệt đầu tiên cũng là giai đoạn dễ sảy thai và em bé dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Có khoảng 10% đến 20% các trường hợp mang thai đã bị sảy thai trong giai đoạn này, nguyên nhân chủ yếu do thai nhi không phát triển bình thường. Các nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể sau tuần thứ 12 của thai kỳ.

Nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể sau tuần thứ 12 của thai kỳ

Ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ, người mang thai có thể chọn làm xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT). Xét nghiệm này sử dụng mẫu máu của người mẹ để phân tích ADN từ thai nhi nhằm giúp xác định nguy cơ đứa trẻ sinh ra mắc một số bất thường về di truyền. Người mẹ cũng có thể biết được giới tính của con vào thời điểm này, cũng thông qua việc phân tích ADN của thai nhi. Các xét nghiệm này không tiếp xúc hay gây hại cho thai nhi.

Trong tháng thứ ba của thai kỳ, xương và cơ của thai nhi bắt đầu phát triển, chuẩn bị cho những chiếc răng tương lai xuất hiện, ngón tay và ngón chân cũng phát triển. Ruột bắt đầu hình thành và da gần như trong suốt.

2. Tam cá nguyệt thứ 2: tuần 13-27

Trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi sẽ dài từ 7 tới 12 cm. Khoảng từ 18 đến 22 tuần, siêu âm có thể tiết lộ giới tính của em bé.

Đến tháng thứ tư của thai kỳ, lông mày, lông mi, móng tay, cổ của thai nhi hình thành và da có nếp nhăn. Ngoài ra, trong tháng thứ tư, tay và chân có thể uốn cong, thận bắt đầu hoạt động và có thể sản xuất nước tiểu, thai nhi có thể nghe được các âm thanh bên ngoài.

Sang tháng thứ 4 thai nhi có thể nghe được các âm thanh bên ngoài

Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi hoạt động nhiều hơn và mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của em bé. Thai nhi cũng ngủ và thức theo chu kỳ đều đặn. Một lớp lông mịn (gọi là lanugo) và một lớp sáp (gọi là vernix) bao phủ, bảo vệ làn da mỏng của em bé trong suốt thai kỳ còn lại.

Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, tóc bắt đầu mọc, mắt bắt đầu mở và não bộ cũng phát triển nhanh chóng. Mặc dù phổi đã được hình thành hoàn chỉnh nhưng chúng vẫn chưa hoạt động.

3. Tam cá nguyệt thứ ba: tuần 28-40

Vào tháng thứ bảy của thai kỳ, thai nhi đạp và duỗi ra, thậm chí có thể phản ứng với ánh sáng và âm thanh. Đôi mắt của nó cũng có thể mở và đóng.

Khi sang tháng thứ 8, thứ 9 thai nhi tăng cân rất nhanh. Xương cứng lại, nhưng hộp sọ vẫn mềm và linh hoạt để đầu có thể lọt qua cửa mình của người mẹ. Các vùng khác nhau của não đang hình thành và thai nhi có thể nấc.

Tháng thứ 9 là giai đoạn kéo dài của thai kỳ, và thai nhi chuẩn bị chào đời bằng cách quay đầu xuống trong khung xương chậu của mẹ. Phổi hiện đã hoàn toàn trưởng thành và sẵn sàng tự hoạt động.

Tam cá nguyệt thứ 3 là chặng cuối mà mẹ và bé cùng trải qua tới ngày hạ sinh

Em bé được sinh ra đủ tháng là khi đứa trẻ được sinh ra sau 39 đến 40 tuần (trước đây là 37 tuần). Điều này là do trẻ sinh đủ tháng có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, bú và điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn so với trẻ sinh sớm hơn.