Thai to: Những nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé mà bạn cần biết

Khi mang thai, mẹ nào cũng mong con khỏe mạnh và đủ cân nặng. Tuy nhiên, nếu em bé phát triển quá lớn so với tuổi thai (thai to), điều này có thể tiềm ẩn những nguy cơ cho cả mẹ và bé. Vậy thai to là gì và những nguy cơ đó ra sao?

1. Thế nào là thai to?

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, em bé được xem là "thai to" khi cân nặng lúc sinh trên 4000g, bất kể tuổi thai.

Thai to được hiểu là thai có trọng lượng trên 4 kg bất kể tuổi thai. 

2. Các nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá lớn

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến thai to:

- Mẹ bị đái tháo đường: Đặc biệt nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, trẻ sẽ có nguy cơ phát triển vượt trội, với các đặc điểm như mỡ toàn thân nhiều hơn, vòng bụng lớn hơn và tỉ lệ vòng đầu nhỏ hơn.

- Mẹ béo phì hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ.

- Tiền sử sinh con lớn (trên 4.000g) hoặc thai quá ngày dự sinh.

3. Thai to ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

3.1. Đối với mẹ

Một em bé quá lớn có thể gây ra nhiều khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh nở và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

- Tổn thương đường sinh dục: Bao gồm rách tầng sinh môn, vỡ tử cung hoặc tổn thương khó phục hồi.

- Băng huyết sau sinh hoặc nhiễm trùng hậu sản.

- Chuyển dạ kéo dài hoặc phải mổ lấy thai, làm tăng thời gian phục hồi sau sinh.

3.2. Đối với em bé 

Thai to không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn đe dọa sức khỏe của trẻ:

- Kẹt vai khi sinh, dễ dẫn đến gãy xương hoặc tổn thương thần kinh.

- Hạ đường huyết, suy hô hấp cấp, vàng da và các rối loạn chuyển hóa.

- Nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường trong tương lai.

Thai to có thể gây chấn thương cho bé khi sinh.

4. Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh thai to? 

Để giảm thiểu nguy cơ thai to, mẹ bầu nên: 

- Kiểm soát cân nặng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cân trong mức khuyến nghị.

- Điều trị đái tháo đường: Duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp tập luyện phù hợp.

- Lựa chọn phương pháp sinh hợp lý: Sinh mổ thường được khuyến nghị nếu cân nặng thai nhi ước tính vượt 4.000g. Sau khi sinh, em bé nặng trên 4000g sẽ được bác sĩ theo dõi cẩn thận. Bác sĩ sẽ điều trị các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, ví dụ như hạ đường huyết, vàng da, khó thở, rối loạn trao đổi chất hoặc gãy xương.

Nếu thai đủ tháng được chẩn đoán là to, bác sĩ thường chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai to có thể tiềm ẩn những nguy cơ, nhưng nếu được theo dõi và quản lý tốt, mẹ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Điều quan trọng là mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và khám thai định kỳ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Tags: