Thai tuần thứ 25 phát triển ra sao và lời khuyên dành cho mẹ bầu

1. Dấu hiệu thai tuần thứ 25 khoẻ mạnh

Tuần 25 thuộc nửa sau của tháng thai kỳ thứ 6. Lúc này, thai nhi đang hoàn thiện các bộ phận cơ thể và phát triển rất nhanh.

1.1. Kích thước và cân nặng thai tuần thứ 25

Chỉ số trung bình của thai tuần thứ 25 như sau:

- Kích thước: Dài tầm 34.6 cm

- Cân nặng: Nặng khoảng 660 gram

Thai nhi tăng khoảng 60gram cân nặng và dài thêm khoảng 1cm so với tuần 24. Bé con có kích thước tương đương với một cây củ cải Thuỵ Điển.

kích thước thai 25 tuần

Kích thước của thai tuần thứ 25.

1.2. Sự phát triển của các bộ phận

Cùng với sự thay đổi về kích thước và cân nặng em, thai nhi tuần thứ 25 cũng có nhiều bước phát triển mới:

- Da: bắt đầu tích mỡ, nhìn mũm mĩm và căng hơn. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ trên da giúp tăng cường lưu lượng máu di chuyển dưới da làm bé bé trông có vẻ hồng hào hơn.

- Tóc: màu và chất tóc của bé đang dần hiện rõ hơn.

- Mũi và lỗ mũi: của thai nhi bắt đầu làm việc, thai nhi bắt đầu hít nước ối.

- Mắt: Mi mắt vẫn đóng kín tuy nhiên vẫn có thể cảm nhận được sáng hay tối do những tế bào thụ cảm thị giác đã được hình thành.

- Thính giác: Em, bé đã có thể nghe và phân biệt giọng nói cũng như những âm thanh khác.

- Phổi: Các mao mạch trong phổi tiếp tục hình thành và mở rộng giúp thai có thể tập hít thở ngay từ bây giờ.

- Tay chân: em bé bắt đầu có dấu vân tay riêng của mình, các nếp gấp của bàn tay bắt đầu dần hiện ra.

hình ảnh thai 25 tuần

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 25.

1.3. Cử động đạp của thai nhi

Đây là thời gian năng động của em bé, chỉ cần một tiếng động lớn cũng có thể khiến em bé nhảy và đá trong bụng. Vì vậy mẹ sẽ cảm nhận được điều nhiều động tác mạnh hơn của em bé như những cú đá, nhào lộn trong bụng mẹ đấy.

Ở tuần thứ 25, em bé vẫn chưa thay đổi tư thế, đầu bé vẫn nằm gần ngực mẹ và hai bàn chân đang hướng xuống, nhưng vào tuần kế tiếp em bé sẽ thay đổi sớm các mẹ nhé.

2. Mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 25?

Cùng với sự thay đổi của thai nhi, vào tuần thứ 25 này mẹ cũng có nhiều thay đổi, cụ thể như sau: 

- Tăng cân: Trong thời gian cuối tam cá nguyệt thứ 2, mẹ sẽ bắt đầu thấy tốc độ tăng cân khá nhanh. Bụng nhô cao rõ rệt vào tuần thứ 25 của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ nên kiểm soát cân nặng để mỗi tuần tăng từ 400 - 500 gram là hợp lý. 

- Sưng mặt, tay chân

+ Nguyên nhân: Do sự thay đổi nội tiết và hoạt động của hệ thần kinh, cơ thể mẹ bầu dễ tích tụ nước, gây sưng mặt, tay chân.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế tích tước, nghỉ ngơi đủ và ngủ nghỉ đúng giờ.

- Táo bón, trĩ

+ Nguyên nhân: Do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể và sự tăng trưởng nhanh của em bé làm không gian cho hệ tiêu hoá bị hạn chế.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, uống nước đủ và tập luyện thể dục nhẹ nhàng.

- Mất ngủ: Mẹ bầu ở tuần thứ 25 dễ gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần giữa đêm.

+ Nguyên nhân: Do sự thay đổi nội tiết, sự lo lắng, căng thẳng, đau nhức cơ thể và không thoải mái khi nằm khiến mẹ khó ngủ.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên tạo môi trường ngủ tốt, giảm thiểu các tác nhân gây mất ngủ như ánh sáng chói, tiếng ồn và mùi hôi, tập thực hiện các phương pháp thở và yoga để thư giãn cơ thể.

- Ngứa ở vùng da ngực, bụng

+ Nguyên nhân: Hiện tượng ngứa ở vùng da ngực, bụng là do sự giãn nở của da do thai nhi phát triển nhanh chóng.

+ Giải pháp: Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp, tắm bằng nước ấm; dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem, dầu dưỡng da không gây kích ứng, mát-xa nhẹ nhàng và mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.

- Tóc bóng mượt hơn, ít rụng hơn so với trước khi mang thai

+ Nguyên nhân: Do sự tăng sản xuất hormon estrogen trong cơ thể, giúp kích thích sự phát triển của tóc và làm giảm tỷ lệ rụng tóc.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên chăm sóc tóc đúng cách, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với tình trạng tóc và da đầu, cắt tỉa tóc thường xuyên để giữ mái tóc khỏe mạnh.

Do sự phát triển của thai nhi và các hormone thai kỳ tăng nên xảy ra các thay đổi ở cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các hiện tượng trên là hoàn toàn bình thường trong thai kỳ, mẹ không cần quá lo lắng nhé.

vị trí thai nhi 25 tuần trong bụng mẹ

Vị trí của thai tuần thứ 25 trong bụng mẹ.

3. Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 25

3.1. Khám thai tuần thứ 25

Từ tuần 24 – 28, mẹ cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện tiểu đường thai kì.

Trong giai đoạn này, mẹ cũng nên siêu âm thai để phát hiện các dị tật bất thường, đồng thời kiểm tra các vấn đề quan trọng như nhau thai, nước ối, cân nặng của thai.

siêu âm thai 25 tuần

Hình ảnh siêu âm thai tuần thứ 25.

3.2. Mang thai tuần thứ 25 nên ăn gì?

Ở tuần này, mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh: hãy ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và chất xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và cá ít thủy ngân.

Luôn nhớ rằng em bé đang ăn cùng mẹ nên mẹ đừng bỏ bữa nhé.

Đặc biệt mẹ nhớ uống nhiều nước nhé, 1,5 - 2l nước mỗi ngày để đảm bảo thai nhi có được nước ối.

3.3. Chế độ sinh hoạt

Cùng với chế độ dinh dưỡng mẹ hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt nữa nhé.

- Hãy thường xuyên vận động nhẹ nhàng: Bằng những bài thể dục nhẹ nhàng, không tập quá sức ảnh hưởng đến em bé.

- Hạn chế suy nghĩ tiêu cực: Giai đoạn sinh nở đang đến gần, nên việc mẹ bầu cảm thấy lo lắng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng những mẹ bầu có suy nghĩ tiêu cực trong thai kỳ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Vì vậy, tuần thứ 25 là thời điểm thích hợp để mẹ bầu học cách kiểm soát căng thẳng và giữ tinh thần lạc quan.

- Dưỡng ẩm: Mẹ sẽ xuất hiện những vết rạn trên bụng và ngực, thậm chí có thể nổi ban ngứa. Vì vậy hãy dưỡng ẩm hằng ngày để tránh những vấn đề này mẹ nhé.

- Theo dõi các cử động của thai nhi để sớm phát hiện các các bất thường.

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm cảm giác ợ hơi Các dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viện ngay.

- Thai giáo hằng ngày với sách, âm nhạc và những cuộc trò chuyện cùng bé yêu.

- Chuẩn bị kế hoạch sinh nở: Thời điểm sinh chỉ còn 3 tháng, vì vậy bố mẹ cần bắt đầu lựa chọn nơi sinh, chuẩn bị kế hoạch tài chính và mua sắm dần các đồ dùng cần thiết.

4. Triệu chứng bất thường cần đến bệnh viện ngay

Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, nếu mẹ bầu gặp những dấu hiệu sau đây, đừng chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ kịp thời:

- Hiện tượng ra máu âm đạo bất thường.

- Xuất hiện cơn gò tử cung hay bất kỳ biểu hiện nào khác thì mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

- Bị nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu.

- Thường xuyên đi tiểu dắt và đau buốt.

- Bị ớn lạnh, sốt cao.

- Dịch âm đạo tiết ra nhiều một cách bất thường.

- Thai nhi thiếu vận động.

Bài viết này tổng hợp những thông tin về sự phát triển của em bé và những thay đổi ở mẹ bầu trong tuần thai thứ 25. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón con yêu chào đời thành công nhé!