Tăng cân hợp lý trong 3 tháng đầu

 

1. Cách đánh giá tăng cân khi mang thai

Cách tính cân nặng cần tăng cho bà bầu cần dựa trên chỉ số BMI của người mẹ trước khi mang thai. BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó.

Cách tính: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)

- Bước 1: Lấy cân nặng (kg) ở thời điểm trước khi mang thai mang thai.

- Bước 2: Đo chiều cao và tính bình phương: Chiều cao (m) x Cân nặng (m)

- Bước 3: Chia cân nặng cho bình phương chiều cao.

Thông qua chỉ số BMI trước khi mang thai sẽ đánh giá được tình trạng cơ thể của người mẹ để từ đó đưa ra mức cân nặng cần tăng khi mang thai. Có thể tự đánh giá chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê sau đây:

- Gầy: BMI ít hơn 18.5

- Bình thường: BMI từ 18,5 - 25

- Thừa cân: BMI từ 25-30

- Béo: BMI 30 - 40

- Rất béo: BMI trên 40

2. Tăng cân như thế nào là hợp lý trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ chưa và đang mang thai những tháng đầu. Theo các bác sĩ và chuyên gia thì trong 3 tháng đầu là giai đoạn mà chị em không cần phải tăng cân quá nhiều.  Mức tăng cân trung bình trong 3 tháng mang thai cho bà bầu có chỉ số bình thường (BMI từ 18,5 - 25) là nên tăng 1 kg. 

Tuy nhiên, với những thai phụ có thể trạng gầy, có thể tăng cân nhiều hơn một chút để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cho em bé hình thành hoặc nếu người mẹ có vấn đề thừa cân trước khi mang thai thì có thể tăng ít hơn một chút. Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi khám thai định kỳ để  được hướng dẫn cụ thể phù hợp với cơ địa của mình.

Đối những trường hợp người mẹ bị ốm nghén nặng, việc ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên khó khăn. Ngay cả với những món ăn mà mẹ từng rất yêu thích trước đây cũng có thể trở thành nỗi ám ảnh khi nhìn thấy nó. Vấn đề ăn uống của mẹ bầu bị ốm nghén trong thời gian này rất khó khăn và không hề dễ khắc phục. Do đó, việc cân nặng không tăng hoặc thậm chí giảm cân thì cũng không có nghĩa rằng sức khỏe của người mẹ đang có vấn đề.

Ốm nghén là nguyên nhân khiến mẹ bầu không thể tăng cân trong 3 tháng đầu

Bên cạnh đó, khi chị em đi khám định kỳ cần phải cung cấp thông tin về tình trạng ốm nghén và chế độ ăn uống của mình cho bác sĩ sản khoa. Nếu tình trạng giảm cân hoặc tăng cân quá mức, các bác sĩ sẽ giúp mẹ  tìm cách khắc phục vấn đề này bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hoặc dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ trợ. Vì trên thực tế, dù tăng cân hay giảm cân quá nhiều đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Theo dõi cân nặng cũng là một việc làm cần thiết đối với bà bầu , từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để có thể đủ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Bài viết trên đây đã trả lời cho câu trả lời cho câu hỏi “tăng cân như thế nào là hợp lý trong 3 tháng đầu thai kỳ”. Ngoài ra, nếu có bất cứ băn khoăn gì, hoặc gặp vấn đề  gì trong sức khỏe thì mẹ bầu đừng ngần ngại mà hãy nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ sản khoa để được tư vấn kịp thời. 

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.