Tạm hoãn hợp đồng thì thai phụ có được hưởng chế độ thai sản?

Khi nào thai phụ được tạm hoãn hợp đồng lao động?

Theo quy định pháp luật lao động, lao động nữ mang thai được đặc biệt ưu tiên trong lao động để bảo vệ thai sản. Việc người lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. 

Thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.

Nếu không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy, người lao động nữ mang thai có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong thời gian mang thai. 

Tuy nhiên, đối với chế độ thai sản trong trường hợp trên, người lao động phải đáp ứng các điều kiện của chế độ thai sản thì họ mới được hưởng chế độ thai sản.

Tạm hoãn hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định tại điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được các điều kiện:

1. Thuộc một trong các trường hợp:

+ Lao động nữ mang thai

+ Lao động nữ sinh con

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Lao động nữ mang thai hộ cũng là đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tạm hoãn lao động.

2. Đóng đủ bảo hiểm xã hội:

+ Lao động nữ sinh con, mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nữ lao động cần đóng đủ bảo hiểm thai sản theo quy định để được hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ những quy định nêu trên, có thể khẳng định, để hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ phải đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai.

Điều đáng nói, khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, tháng nào người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì tháng đó không đóng BHXH.

Do vậy, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng việc hưởng chế độ thai sản của người lao động:

- Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động dài, dẫn tới việc không đóng BHXH đủ 06 tháng hoặc 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động không được hưởng chế độ thai sản.

- Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động ngắn, vẫn đảm bảo đóng BHXH đủ 06 tháng hoặc 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Do đó chị em cần nắm vững những quy định trên để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

*Nguồn tham khảo :

  1. luatvietnam.vn

https://luatvietnam.vn/bao-hiem/tam-hoan-hop-dong-co-duoc-huong-che-do-thai-san-563-25454-article.html

2. luatminhgia.com.vn

https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-lao-dong/trong-thoi-gian-tam-hoan-thuc-hien-hop-dong-lao-dong-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khong-.aspx

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.