Sự phát triển của thai 11 tuần tuổi và lời khuyên dành cho mẹ bầu

1. Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh

Bước sang tuần thứ 11, thai nhi phát triển nhanh chóng cả về kích thước, hình dáng và sự hoàn thiện của các bộ phận.

1.1. Kích thước thai 11 tuần

Chỉ số trung bình của thai 11 tuần tuổi như sau:

- Cân nặng: khoảng 7g

- Chiều dài đầu mông (CRL) khoảng 4.1cm

Kích thước của thai nhi tuần thứ 11 tương đương với 1 quả dâu tây.

Kích thước của thai nhi còn nhỏ nên vị trí của thai nhi trong bụng mẹ chưa cố định, chủ yếu bé quay đầu lên trên và thỉnh thoảng lại quay đầu xuống dưới.

kích thước thai 11 tuần

Kích thước thai 11 tuần.

1.2. Tim thai

Tuần này, tim thai đã phát triển gần như hoàn thiện. Nhịp tim thai duy trì ở mức ổn định trung bình là 120 – 160 lần/phút. Khi em bé cử động nhiều, nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút.

1.3. Bộ phận sinh dục của thai nhi 11 tuần

Vào cuối tuần thai thứ 11, cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi bắt đầu phát triển: trở thành âm vật và âm hộ ở bé gái hoặc dương vật ở bé trai.

Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết được thai nhi là trai hay gái ở tuần 11 thông qua siêu âm. Mẹ sẽ phải chờ đến tuần 16-20 nhé.

1.4. Các phát triển khác

- Ăn rau xanh và các loại trái cây mỗi ngày: để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, rau và trái cây còn chứa nhiều chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hoá.

- Các loại họ đậu và các loại hạt: như đậu nành, đậu Hà Lan, hạt điều, hạt óc chó,... chứa nhiều protein thực vật và chứa hàm lượng cao DHA giúp phát triển trí não của bé sau này. 

- Các loại thịt, cá và trứng: đây là nguồn thực phẩm giàu protein có lợi cho sự phát triển của thai nhi giai đoạn này. Mẹ hãy ăn các loại thịt như thịt bò, gà, heo,... đan xen với 2-3 bữa cá/tuần. Lưu ý, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm tươi sống hoặc tái. 

- Uống đủ 2-2.5l nước trong ngày, uống bổ sung các Vitamin và vi chất theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần 11

Mang thai tuần 11, bụng của mẹ vẫn chưa to lên nhiều. Mẹ đã cảm thấy dễ chịu hơn bởi các triệu chứng ốm nghén đã bớt dần và sẽ biến mất hoàn toàn vào tuần 12-14. 

Những thay đổi sau đây cũng sẽ xuất hiện với mẹ bầu ở tuần 11:

- Căng tức ngực:

+ Nguyên nhân: Hiện tượng này xuất hiện do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, nhất là estrogen và progesterone, gây ra sự phát triển của các tuyến vú để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa sau sinh.

+ Giải pháp: Mẹ bầu có thể giảm thiểu cảm giác căng tức bằng cách mặc áo ngực phù hợp, đảm bảo độ co giãn tốt và thoáng khí. Ngoài ra, có thể sử dụng các miếng lót ngực mềm mại để giảm ma sát và tăng cảm giác thoải mái.

- Tiểu tiện thường xuyên:

+ Nguyên nhân: Sự gia tăng nhu cầu đi tiểu là do cơ thể sản xuất nhiều hơn nước tiểu để loại bỏ chất thải của mẹ và thai nhi, cũng như do tử cung mở rộng gây áp lực lên bàng quang.

+ Giải pháp: Mẹ bầu nên uống nước đủ và đều đặn trong ngày, nhưng hạn chế uống nước vào buổi tối để giảm nhu cầu đi tiểu ban đêm. Khi đi tiểu, hãy cố gắng ngồi xuống sâu để giúp bàng quang được làm sạch hoàn toàn.

- Dễ mệt mỏi và xúc động:

+ Nguyên nhân: do sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là progesterone gây ra tình trạng dao động tâm trạng và nhạy cảm hơn. 

+ Giải pháp: Để giúp kiểm soát tâm trạng, mẹ bầu nên thực hành các phương pháp thư giãn như hít thở sâu, thiền định, yoga hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Trò chuyện và chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tư vấn cũng rất quan trọng. 

Thai 11 tuần tuổi trong bụng mẹ

Thai 11 tuần tuổi trong bụng mẹ. 

>> Xem thêm: Mang thai tháng thứ 3: Mẹ bầu thay đổi như thế nào?

3. Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 11

3.1. Siêu âm thai tuần 11

Tuần 11 đến tuần 13 là cột mốc sàng lọc các dị tật bẩm sinh rất quan trọng. Trong đó có siêu âm đo độ mờ da gáy, giúp sàng lọc đến 75% xem thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. 

Trước tuần thứ 11, thai còn quá nhỏ nên khó kiểm tra, sau tuần 14 những chất dịch dư thừa tích tụ ở vùng gáy sẽ được hấp thụ hết và gáy sẽ trở về bình thường nên siêu âm đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa. 

Vì vậy, từ tuần thứ 11 này, mẹ có thể sắp xếp đi siêu âm đo độ mờ da gáy.

Siêu âm đo độ mờ da gáy ở tuần thứ 11.

Ở tuần 11, độ mờ da gáy bình thường sẽ nhỏ hơn 2mm.

Những thai nhi có độ mờ da gáy < 1,3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down khá thấp. 

Trường hợp độ mờ da gáy cao cùng với các bất thường khác, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm nhau hoặc chọc ối vào tuần 17-18. 

3.2. Mang thai 11 tuần nên ăn gì?

Tương tự như các tuần trước đó, mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 50Kcal so với lúc chưa mang thai, tổng năng lượng mỗi ngày khoảng 1800-2100 Kcal. Những loại thực phẩm dưới đây mẹ nên cân nhắc để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày: 

- Ăn rau xanh và các loại trái cây mỗi ngày: để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, rau và trái cây còn chứa nhiều chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hoá.

- Các loại họ đậu và các loại hạt: như đậu nành, đậu Hà Lan, hạt điều, hạt óc chó,... chứa nhiều protein thực vật và chứa hàm lượng cao DHA giúp phát triển trí não của bé sau này. 

- Các loại thịt, cá và trứng: đây là nguồn thực phẩm giàu protein có lợi cho sự phát triển của thai nhi giai đoạn này. Mẹ hãy ăn các loại thịt như thịt bò, gà, heo,... đan xen với 2-3 bữa cá/tuần. Lưu ý, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm tươi sống hoặc tái. 

- Uống đủ 2-2.5l nước trong ngày, uống bổ sung các Vitamin và vi chất theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3.3. Tuần 11 có quan hệ tình dục được không?

Do thai nhi vẫn chưa ổn định và vẫn còn tình trạng ốm nghén nên mẹ hãy hạn chế quan hệ tình dục cho đến sau 12 tuần. 

Mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục cho đến sau tuần thứ 12. 

3.4. Chế độ sinh hoạt

- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhẹ và đều đặn, tránh ăn quá nhanh hoặc quá no

- Hạn chế làm việc nặng hoặc leo cầu thang quá nhiều. 

- Lắng nghe cơ thể, dừng tập luyện và làm việc nếu cảm thấy đau đầu, chóng mặt hoặc khó thở.

- Bắt đầu chuẩn bị váy bầu, quần áo rộng rãi vì bụng của mẹ bầu sẽ lớn rất nhanh trong những tuần tới. 

- Tham gia các lớp học về thai giáo, chăm sóc trẻ sơ sinh để chuẩn bị tốt hơn cho vai trò làm mẹ.

- Thực hành các phương pháp thư giãn như hít thở sâu, thiền định, nghe nhạc nhẹ nhàng.

4. Các dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay

- Chảy máu âm đạo hoặc rỉ dịch âm đạo,

- Sốt

- Đau bụng dữ dội hoặc đau đầu, mắt mờ

- Buồn nôn, ợ chua quá nghiêm trọng đến mức sút cân trên 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tuần. 

Đây đều là những dấu hiệu bất thường, có thể xuất hiện những nguy cơ xấu như sảy thai. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng cần để ý để cảm xúc nhiều hơn. Nếu cảm thấy quá căng thẳng hoặc lo lắng, bất an, mẹ có thể tìm đến các bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán sớm, tránh trầm cảm khi mang thai nhé.

Giai đoạn 3 tháng đầu khó khăn sắp đi qua rồi! Giai đoạn 3 tháng giữa sẽ dễ chịu hơn cho mẹ bầu. Mẹ hãy vững tâm để đón bé yêu chào đời nhé!

Tags:

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.