Nhiều chị em phụ nữ không chỉ vui mừng khi chào đón con yêu mà còn tò mò về giới tính của bé. Có nhiều thông tin cho rằng siêu âm đo độ mờ da gáy biết được trai hay gái. Thực hư ra sao? Hãy để 9thang10ngay giải đáp cho các mẹ nhé.
1. Đo độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy (NT) là lớp dịch dưới da ở phía sau cổ thai nhi. Siêu âm đo độ mờ da gáy là một phần của xét nghiệm sàng lọc trong ba tháng đầu thai kỳ, giúp phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Edwards và hội chứng Patau.
Siêu âm này thường được thực hiện tuần 11 - tuần 13 của thai kỳ. Nếu mẹ đo độ mờ da gáy quá sớm (thai dưới 11 tuần) sẽ khiến kết quả không chính xác do da gáy còn mờ. Còn nếu đo muộn hơn (từ tuần thứ 14 thai kỳ) thì độ mờ da gáy đã hình thành bình thường và mẹ không cần thiết phải đo.
Quá trình đo độ mờ da gáy được thực hiện bằng cách siêu âm trên bụng thai phụ. Trong trường hợp tử cung nghiêng về sau hoặc thai phụ thừa cân, mẹ nên thực hiện siêu âm đầu dò để có kết quả chính xác hơn.
Độ mờ da gáy là khoảng tích tụ dịch dưới da, ở vùng sau gáy của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
2. Đo độ mờ da gáy có biết được trai hay gái không?
Dù siêu âm đo độ mờ da gáy rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe thai nhi, nhưng nó không thể xác định giới tính của bé. Để biết được giới tính thai nhi, các mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp sau:
- Siêu âm: Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ cũng như thời gian của thai nhi. Thai càng lớn thì độ chính xác càng cao, thường là từ 14 tuần.
- Xét nghiệm ADN: Phương pháp này cho kết quả chính xác 100%. Tuy nhiên, chi phí thực hiện khá cao và thời gian chờ kết quả tương đối lâu.
- Phương pháp chọc ối: Đây là một phương pháp xác định giới tính thai nhi chính xác lên đến 100%, nhưng tồn tại khá nhiều rủi ro do thực hiện xâm lấn.
3. Một số thắc mắc liên quan đến đo độ mờ da gáy
3.1. Kết quả độ mờ da gáy nói lên điều gì?
- Độ mờ da gáy bình thường: Kích thước dưới 3,5mm
+ 2mm đối với thai nhi 11 tuần tuổi.
+ Dưới 2,5mm đối với thai nhi 12 tuần tuổi.
+ 2,8mm đối với thai nhi 13 tuần tuổi.
- Độ mờ da gáy bất thường: Kích thước trên 3,5mm
+ Độ mờ da gáy lớn hơn 3mm có nguy cơ cao mắc hội chứng Down.
+ Độ mờ da gáy 6mm, nguy cơ mắc hội chứng Down và dị tật bẩm sinh cao.
+ Độ mờ da gáy từ 3,2-3,5mm cũng có nguy cơ mắc các dị tật.
3.2. Đo độ mờ da gáy có chính xác không?
Siêu âm đo độ mờ da gáy chỉ là một phần của quá trình sàng lọc đầu thai kỳ và có độ chính xác khoảng 75%. Vì vậy, nếu kết quả siêu âm không nằm trong mức an toàn, mẹ bầu trước hết không nên quá lo lắng mà hãy thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có kết quả chính xác hơn.
Siêu âm đo độ mờ da gáy là một phần của quá trình sàng lọc trong giai đoạn đầu thai kỳ.
3.4. Mẹ bầu nào nên làm xét nghiệm đo độ mờ da gáy?
Đo độ mờ da gáy được khuyến cáo thực hiện trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, đặc biệt đối với các mẹ bầu:
- Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh
- Trên 35 tuổi
- Dùng hoặc tiếp xúc các sản phẩm chứa hoá chất, chất phóng xạ
- Mắc bệnh tiểu đường và sử dụng insulin
- Bị nhiễm virus trong quá trình mang thai
- Tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu
- Hút thuốc lá
Dù siêu âm đo độ mờ da gáy không thể xác định giới tính của thai nhi, nhưng lại rất quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Điều quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ hãy chăm sóc bản thân thật tốt, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên thăm khám định kỳ. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo con yêu của bạn phát triển khỏe mạnh và an toàn.