Nước hoa có an toàn để sử dụng khi mang thai không?

Việc duy trì một cơ thể sạch sẽ, thơm tho là điều cơ bản mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải có và nước hoa là một vật dụng bất ly thân của chị em. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi “bà bầu có nên dùng nước hoa không?” thì đáp án đó chính là không nên. Nguyên nhân là vì các thành phần hóa học có trong nước hoa có thể đi vào trong cơ thể người mẹ và gây ra những tác hại nguy hiểm đến cả mẹ lẫn con.

Nước hoa có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng.

Đối với thai nhi

Các chuyên gia nghiên cứu của đại học Edinburgh,Anh cho rằng thời điểm mang thai từ tháng thứ 8 đến 12 tuần là quãng thời gian quan trọng quyết định vấn đề sinh sản sau này. Nếu mẹ bầu thường xuyên để thai nhi tiếp xúc với hóa chất trong mỹ phẩm, đặc biệt các hoá chất tạo mùi thì sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng sau này của bé trai. 

Một trong các thành phần độc hại có trong nước hoa chính là phthalates (Paes). Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc tiếp xúc với một số phthalate có thể làm gián đoạn sự phát triển của cơ quan sinh sản nam giới. 

Ngoài ra, phthalates được các tổ chức quốc tế giám sát chặt chẽ về khả năng  kích thích nội tiết tố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đột biến tế bào, gây quái thai và ung thư. Đôi khi, phthalates có thể không được liệt kê trên nhãn của sản phẩm. Ngay cả chất khử mùi được tuyên bố là không chứa phthalate cũng có thể chứa các chất thay thế phthalate không rõ nguồn gốc có thể gây hại trong thai kỳ.

Đây là một chất làm gián đoạn sự phát triển của cơ quan sinh sản nam giới từ trong bụng mẹ.

Ngoài phthalates, một số chất trong nước hoa như cồn, carbon, acetone, benzene nếu thích tụ nhiều trong thời gian mang thai có thể dẫn tới những bất thường tinh hoàn ở bé trai, tăng nguy cơ ung thư cậu nhỏ sau này.

Những tác động tiêu cực nếu bà bầu dùng nước hoa

Trong thời gian mang thai cơ thể thai phụ đón nhận nhiều sự thay đổi bên trong nên việc sử dụng nước hoa còn dễ khiến chị em bị dị ứng. Nhiều mẹ bầu trước dùng nước hoa không sao nhưng sau khi tiếp xúc lúc mang thai thì liền ửng đỏ, mặt nóng bừng phừng, thậm chí còn xuất hiện các vết đen.

Phần lớn các nước hoa đều có sử dụng xạ hương nhân tạo. Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Nhật thì lưu lượng xạ hương còn có thể tác động gây ảnh hưởng tới sữa mẹ và các mô mỡ. Thai nhi và trẻ sơ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với các xạ hương nhân tạo này dễ gây bệnh tật, hư thai. 

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng nước hoa có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các mẹ bầu, như:

- Gây ra bệnh hen suyễn: Tư liệu cho thấy, chỉ riêng nước Mỹ đã có 75% (khoảng 9 triệu bệnh nhân) người mắc bệnh hen suyễn có liên quan đến nước hoa, đặc biệt là người đang mang thai.

- Trong môi trường khép kín, nếu sử dụng loại nước hoa không rõ xuất xứ lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức não bộ, có thể khiến cho trí nhớ của mẹ bầu bị suy giảm.

- Thành phần hóa học trong nước hoa có khả năng thông qua mạch máu: Khi mùi hương thông qua miệng, mũi, da đi vào cơ thể, rồi thông qua mạch máu truyền đến các cơ quan khác khiến cho mẹ bầu có thể chất mẫn cảm dễ bị đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, chảy nước mắt, tức ngực.

Sau khi ngửi mùi nước hoa nồng một số mẹ bị chóng mặt, đau đầu.

- Thành phần cồn trong nước hoa có thể làm cho tâm trạng của mẹ bầu xuống dốc và nó còn ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.

- Thành phần xạ hương trong nước hoa có thể khiến mẹ bầu hư thai.

Có cách nào giúp bà bầu sử dụng nước hoa an toàn hay không?

Hiện nay, vẫn chưa có một loại sản phẩm nước hoa nào dành riêng cho bà bầu cả nên việc bà bầu sử dụng nước hoa vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Không nên sử dụng nước hoa là tốt nhất nhưng nếu trong trường hợp bắt buộc cần nước hoa để giúp cơ thể trở nên sạch sẽ, thơm tho hơn thì bà bầu cần phải lưu ý cách sử dụng sao cho hợp lý và an toàn.

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không được sử dụng nước hoa để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

- Khi chọn nước hoa nên chọn những loại có mùi hương nhẹ nhàng, tự nhiên như quế, bạc hà, chanh, gừng… sẽ vừa giúp hạn chế mùi cơ thể vừa cải thiện được tình trạng ốm nghén.

- Ngoài ra, chọn nước hoa cần để ý kỹ nguồn gốc xuất xứ, tránh mua hàng giả, chú ý thành phần, tránh các thành phần độc hại như phthalate hoặc paraben. Tốt nhất nên thử trước trên da để xem có phản ứng bất thường gì hay không.

- Nên hạn chế sử dụng nước hoa hết sức có thể, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và tránh dùng nhiều. Khi xịt thì nên để xa cơ thể ít nhất 20cm để làm loãng sự tiếp xúc với cơ thể.

- Thay vì sử dụng nước hoa, để đảm bảo an toàn cho thai nhi mẹ có thể dùng những hương thơm tự nhiên thay thế như hương bạc hà, quế, chanh, gừng …. Chúng bắt nguồn từ tự nhiên nên tuyệt đối an toàn cho bà bầu, đồng thời cũng giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, ốm nghén, làm tâm trạng phấn chấn hơn.

Quế xông nhà giúp mẹ vừa cảm thấy thư thái vừa có mùi hương dễ chịu trên cơ thể.

Khi nào bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ?

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào được liệt kê sau đây sau khi sử dụng chất khử mùi hoặc nước hoa:

- Đau đầu

- Viêm da

- Dị ứng

- Khó thở

Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ về các tác nhân có thể gây ra hoặc dị ứng nếu có, và dựa trên tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể đề xuất loại chất khử mùi an toàn cho thai kỳ cho bạn.

Trên thực tế cho đến hiện tại thì thị trường vẫn chưa có loại nước hoa chuyên dụng cho thai phụ. Bởi vì đã là nước hoa thì chắc chắn có các thành phần tạo hương cần thiết, các loại tinh dầu thơm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, cũng như thai nhi. Vì vậy, các chị em hãy cân nhắc việc sử dụng nước hoa khi mang thai nhé.

*Nguồn tham khảo:

  1. americanpregnancy.org
    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/perfume-and-pregnancy

    2. parenting.firstcry.com

    https://parenting.firstcry.com/articles/using-perfume-and-deodorant-during-pregnancy

    3. dantri.com.vn

    https://dantri.com.vn/suc-khoe/trung-quoc-phat-hien-chat-gay-ung-thu-trong-nuoc-hoa-1288219259.htm
    Author Figure

    Đôi điều tâm sự

    Lead Designer

    While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.