1. Những dấu hiệu mang thai sớm nhất thường gặp là gì?
Trong một cuộc thăm dò về các triệu chứng mang thai do Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ thực hiện cho thấy:
- 29% phụ nữ cho biết bị trễ kinh là triệu chứng mang thai đầu tiên của họ
- 25% cho rằng buồn nôn là dấu hiệu mang thai đầu tiên
- 17% cho biết thay đổi ở ngực là triệu chứng ban đầu của thai kỳ
- Mặc dù chảy máu khi “cấn thai” thường được coi là triệu chứng mang thai đầu tiên, nhưng cuộc khảo sát lại cho thấy rằng chỉ 3% phụ nữ xác định ra máu khi mang thai là dấu hiệu mang thai đầu tiên của họ. Trước đó họ sẽ có những biểu hiện khác.
Có nhiều triệu chứng khác nhau để nhận biết sớm mang thai.
2. Giải thích các triệu chứng mang thai sớm
2.1. Ra máu lấm tấm hoặc ra máu nhẹ
Nếu mang thai, triệu chứng này thường liên quan đến hiện tượng chảy máu khi làm tổ và được coi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Phôi thường làm tổ trong tử cung từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy có đốm máu nhỏ và chuột rút. Tuy nhiên có những phụ nữ không nhận thấy sự chảy máu trong quá trình làm tổ của phôi.
2.2. Chậm kinh
Chậm kinh hoặc trễ kinh là triệu chứng mang thai phổ biến nhất để biết chị em có thai. Khi bạn có thai, kỳ kinh tiếp theo của bạn sẽ bị trễ.
2.3. Buồn nôn hoặc ốm nghén
Đây dấu hiệu mang thai điển hình thứ hai. Hầu hết phụ nữ “cấn thai” đều cảm thấy buồn nôn, thường xuất hiện từ 2 đến 8 tuần sau khi thụ thai. Có thể gặp cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Ốm nghén có thể gặp bất cứ lúc nào trong ngày. Nó thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên và giảm dần sau đó đối với hầu hết phụ nữ, nhưng một số sẽ bị buồn nôn trong suốt thai kỳ.
Buồn nôn hoặc ốm nghén là triệu chứng điển hình của mang thai.
2.4. Ngực sưng hoặc đau
Những thay đổi ở vú có thể bắt đầu sớm nhất là từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai.
2.5. Mệt mỏi
Ngay từ tuần đầu tiên sau khi thụ thai, nhiều phụ nữ cho rằng cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng hormone progesterone tăng lên. Mệt mỏi thường biến mất vào tam cá nguyệt thứ hai của bạn, nhưng có thể quay trở lại khi bạn gần ngày dự sinh.
2.6. Ngoài ra những biểu hiện sớm khác của quá trình mang thai:
- Đau lưng
- Đau đầu: nguyên nhân là do sự thay đổi hormone và lượng máu lưu thông trong cơ thể.
- Đi tiểu thường xuyên
- Thèm ăn hoặc không thích ăn
- Thay đổi tâm trạng
3. Những dấu hiệu trên có là biểu hiện của những nguyên nhân khác mang thai không?
3.1. Trễ kinh hoặc chậm kinh, dấu hiệu mang thai đầu tiên được báo cáo phổ biến nhất, có thể do:
- Chuẩn bị vào kỳ kinh nguyệt
- Tăng hoặc giảm cân quá mức
- Mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Chế độ tập luyện mới
- Mất cân bằng hormone
- Căng thẳng hoặc stress quá mức
- Thay đổi cách sử dụng biện pháp tránh thai
- Cho con bú
3.2. Buồn nôn và nôn là triệu chứng thường gặp thứ hai của thai kỳ, nó cũng có thể là hiểu hiện của các nguyên nhân:
- Ngộ độc thực phẩm
- Căng thẳng hoặc stress
- Lo lắng quá mức
- Các bệnh trong hệ tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
Buồn nôn và nôn cũng có thể là hiểu hiện của ngộ độc thực phẩm.
3.3. Ngực căng hoặc thay đổi, triệu chứng mang thai được chú ý thứ ba, có thể được kích hoạt bởi:
- Mất cân bằng hormone
- Thay đổi trong việc kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố
- Sắp có kinh nguyệt
3.4. Mệt mỏi có xuất hiện khi:
- Kiệt sức vì làm việc quá sức
- Trầm cảm
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm
- Chế độ tập luyện mới
- Dị ứng hoặc các bệnh khác
- Thiếu ngủ
- Dinh dưỡng không hợp lý
- Sắp có kinh nguyệt
4. Cần làm gì khi có những dấu hiệu trên
Khi chị em bị những dấu hiệu trên sau một khoảng thời gian quan hệ tình dục thì chị em cần theo dõi cơ thể của mình. Để chắc chắn là mình mang thai mà không phải bị các bệnh lý khác thì chị em nên mua que thử thai (sau quan hệ từ 10 ngày hoặc sau khi trễ kinh), đồng thời đi gặp Bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Khi có những triệu chứng mang thai, chị em cần đến gặp Bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.