1. Không nên ăn trứng sống trong thai kỳ
Ăn trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella, dẫn đến bệnh tật và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Thực phẩm thường chứa trứng sống bao gồm: Trứng chần, sốt hollandaise, salad, kem tự làm,...Mẹ bầu nên nấu trứng kỹ hoặc sử dụng trứng đã tiệt trùng.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella: sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
2. Thịt tái hoặc nấu chưa chín
Ký sinh trùng Toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín chẳng hạn thịt chua, nem chua. Chúng có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.
Mẹ bầu cần tránh những món ăn nấu tái
3. Không ăn cá giàu thủy ngân
Bà bầu nên cẩn thận trong khi ăn cá. Các loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu,… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi ăn, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Vì vậy, để tốt cho bé, các mẹ không nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Mẹ bầu cần hạn chế ăn cá ngừ vì trong cá ngừ chứa nhiều thủy ngân
Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn,… đây là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm, ngoài ra còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ của trẻ.
4. Thịt nội tạng động vật
Thịt nội tạng đặc biệt gan động vật là một nguồn tuyệt vời cung cấp sắt, đồng, vitamin B12, và vitamin A. Trong quá trình mang thai, cơ thể đã hấp thụ vitamin A từ các viên thuốc bổ sung, trái cây, rau quả,... Cùng lúc đó, nếu bà bầu ăn quá nhiều gan động vật, lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây dị tật thai. Đồng thời, gan là nơi giải độc và là “kho chứa” chất độc trong cơ thể động vật. Vì vậy, các mẹ khi ăn phải các chất độc này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nội tạng động vật không thích hợp để ăn nhiều khi mang thai
5. Caffeine
Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày (tức khoảng 2-3 tách cà phê). Bởi vì, lượng caffeine cao trong thai kỳ có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và khiến trẻ nhẹ cân khi sinh.
Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.
6. Thực phẩm chế biến sẵn
Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác.
Thực phẩm chế biến sẵn có thể làm mẹ bầu tăng cân quá mức nếu sử dụng nhiều
Các loại thịt chế biến sẵn như: thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này không gây hại đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm với các bà bầu. Nếu bà bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể bị sảy thai. Vì vậy, khi các mẹ muốn ăn những thực phẩm này thì cách tốt nhất là tự chế biến và nấu chín kỹ.
7. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không tiệt trùng
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D giúp bé phát triển tốt về xương và răng. Tuy nhiên, một số sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng như pho mát đều có chứa vi khuẩn Listeria, có khả năng gây sảy thai. Vì vậy, trước khi sử dụng bà bầu cần kiểm tra thành phần có trong nhãn sữa, pho mát. Đồng thời chỉ nên ăn các loại pho mát được chế biến từ các loại sữa tươi đã tiệt trùng.
8. Rau sống
Rau lá xanh có lợi cho bà bầu. Nhưng rau sống hoặc chưa nấu chín có chứa Toxoplasma gondii – một loại ký sinh trùng phổ biến gây ra bệnh Toxoplasmosis hoặc một số vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc như E.coli , Salmonella và Listeria.
Rau sống cũng không phải là một thực phẩm mẹ bầu nên ăn nhiều
Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể sẽ lây truyền sang con. Chúng có thể gây ra các biến chứng cho em bé như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ. Một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ tổn thương nghiêm trọng về mắt hoặc não khi sinh. Do đó, bắt buộc phải ngâm rau trong nước muối sạch và rửa chúng dưới vòi nước chảy và nấu chín trước khi tiêu thụ.
9. Các loại thảo mộc
Hầu hết các chuyên gia khuyên không nên dùng thảo mộc trong khi mang thai vì chúng có chứa steroid có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của em bé trong thai kỳ. Ngoài ra, rất nhiều loại thảo dược chưa được nghiên cứu đầy đủ về thành phần dược chất có thể gây hại đến sự phát triển của em bé.
Thảo mộc không thích hợp để dùng khi mang thai
10. Đồ ngọt
Trong quá trình mang thai chức năng thải đường ở thận sẽ giảm. Nếu ăn đồ ngọt nhiều sẽ làm cho đường máu tăng cao, thận làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều thức ăn chứa nhiều đường có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và mắc phải các biến chứng khác.
Mẹ bầu có thể bị tiểu đường thai kỳ nếu tiêu thụ nhiều bánh kẹo và đồ ngọt
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như cho sức khỏe của người mẹ. Vì thế người mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để hạn chế tối đa tình trạng bệnh lý xảy ra trong thai kỳ cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ.