Một số ví dụ về rủi ro trong công việc ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai
Nếu thai phụ làm việc trong lĩnh vực sản xuất có thể cảm thấy mệt mỏi và các yếu tố liên quan như tiếp xúc với khói và dung môi kim loại. Các công việc chăm sóc sức khỏe, y tế thì phải làm theo ca, việc làm theo ca sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và phải chịu các tác nhân lây nhiễm. Việc làm nông có thể khiến phụ nữ mang thai không chỉ mất sức và tác động xấu của môi trường như nắng nóng quá mức hay lạnh giá, bên cạnh đó là ảnh hưởng thuốc trừ sâu và khí thải diesel. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và sức khỏe của em bé đang phát triển trong bụng, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn và lường trước các nguy có có thể xảy ra. Dưới đây là một vài rủi ro cần xem xét để quyết định nên nghỉ việc khi mang thai hay không.
1. Làm nhiều giờ
Làm việc nhiều giờ và làm việc vào ban đêm có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non, nguyên nhân có thể do căng thẳng quá mức, cơ thể thiếu chất hoặc thiếu ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ làm việc hơn 40 giờ một tuần có chu vi vòng đầu nhỏ hơn và trọng lượng sơ sinh thấp hơn. Làm việc vào ban đêm, cũng như làm việc theo ca, có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể của phụ nữ mang thai, khiến bạn khó ngủ đủ giấc. Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều giờ hoặc ban đêm, điều quan trọng là phải sắp xếp đủ thời gian để thư giãn, tập thể dục, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ. Nếu cơ thể quá yếu và mệt mỏi thì nên tạm dừng công việc.
2. Đứng trong nhiều giờ
Đứng trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khiến bạn có nguy cơ sinh non cao hơn. Nhiều công việc đòi hỏi phải đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài. Nếu bạn cảm thấy ổn và bác sĩ của bạn không xác định bạn mang thai có nguy cơ cao, bạn có thể làm công việc đòi hỏi phải đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài, với một số điều chỉnh nhỏ, chẳng hạn như nghỉ giải lao thường xuyên và mặc quần áo thoải mái. Mang vớ nén có thể giúp ngăn ngừa bàn chân bị sưng.
Đứng làm việc trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bạn mang thai có nguy cơ cao, việc đứng hàng giờ liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng làm việc trước khi bạn đủ tháng.
3. Nâng vật nặng
Hầu hết phụ nữ được khuyên không nên nâng bất cứ vật gì nặng trong khi mang thai, vì nâng vật nặng có thể dẫn đến tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non. Những thay đổi về tư thế và sự cân bằng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ chấn thương trong khi những thay đổi về nội tiết tố ảnh hưởng đến dây chằng và khớp. Trọng lượng tăng lên có nghĩa là trọng tâm của bạn thay đổi. Chóng mặt và mệt mỏi cũng có thể khiến bạn dễ bị tai nạn hơn. Trong khi mang thai, bạn có thể phải tạm ngừng nâng vật nặng. Ví dụ: nếu bạn là một nhân viên y tế, nâng đỡ bệnh nhân có thể là một phần công việc thường xuyên của bạn, nhưng khi bạn đang mang thai thì nên dừng việc này lại. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải khuân vác nặng nhọc, hãy nói chuyện với chủ của bạn về vấn đề bạn mang thai càng sớm càng tốt.
4. Ngồi nhiều bên máy vi tính
Hầu hết các công việc bàn giấy đều an toàn khi mang thai, nhưng điều quan trọng là bạn nên thường xuyên đứng dậy và đi lại trong ngày. Dành nhiều giờ trước máy tính có thể dẫn đến mỏi mắt, cũng như mỏi lưng, cổ và vai. Đi bộ xung quanh cải thiện lưu lượng máu và các bài tập kéo căng có thể giúp ngăn ngừa căng cơ. Nếu bạn sử dụng điện thoại cho công việc, hãy mang theo tai nghe hoặc đặt điện thoại trên loa để giảm thiểu mỏi cổ và vai.
Ngồi làm việc nhiều bên máy tính cũng khiến thai phụ mệt mỏi.
4. Phơi nhiễm hóa chất
Cho dù bạn là kỹ thuật viên tiệm nail hay phi công lái máy bay, công việc của bạn có thể khiến bạn tiếp xúc với nhiều loại hóa chất. Những thay đổi về thể chất khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cách bạn hấp thụ hóa chất và những chất đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi đang phát triển của bạn. Thảo luận về bất kỳ trường hợp tiếp xúc hóa chất nào có thể xảy ra với bác sĩ. Nếu bác sĩ nói rằng bạn có thể tiếp tục làm việc với một số thời gian nhất định thì hãy yêu cầu chủ của bạn cung cấp vật dụng hoặc đồ bảo hộ để giảm thiểu phơi nhiễm. Nếu bạn thường mặc đồ bảo hộ trong quá trình làm việc, hãy đảm bảo nó vẫn vừa với vòng eo đang lớn dần của bạn.
Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với nhôm, asen, carbon monoxide, chì, lithium và các hóa chất khác. Cũng nên tránh các chất Epoxit, nhựa, bức xạ và khói thuốc thụ động.
Nếu công việc của phụ nữ mang thai đang làm những công việc có những yếu tố trên thì cần thông báo với cấp trên để tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe mẹ và em bé.