Nguyên nhân siêu âm không thấy thai

Bạn đang háo hức chờ đợi kết quả siêu âm để xác nhận sự hiện diện của thiên thần nhỏ trong bụng, nhưng bác sĩ lại báo siêu âm không thấy thai. Vậy nguyên nhân là gì và tình trạng này có phổ biến không?

Nguyên nhân siêu âm không thấy thai

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc siêu âm 5 tuần không thấy túi thai. Dưới đây là 4 lý do phổ biến nhất:

- Thời điểm siêu âm chưa phù hợp: Thời điểm thụ thai sai lệch là nguyên nhân phổ biến nhất. Do chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc tính sai ngày rụng trứng, nhiều chị em có thể đi siêu âm quá sớm khi thai chưa phát triển đủ để nhìn thấy. Ngoài ra, thiết bị siêu âm cũ hoặc chất lượng kém cũng có thể khiến túi thai nhỏ khó phát hiện.

- Mang thai ngoài tử cung: Thai nhi có thể phát triển ngoài tử cung, dẫn đến việc siêu âm không thấy túi thai. Trong trường hợp này, trứng đã thụ tinh làm tổ ở các vị trí khác như ống dẫn trứng, cổ tử cung, hoặc hiếm gặp hơn là buồng trứng. Mang thai ngoài tử cung khiến thai không thể phát triển thành em bé và tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe nếu không được can thiệp kịp thời.

- Sảy thai: Nếu trước khi siêu âm, thai phụ có các dấu hiệu như ra máu, đau bụng, chuột rút hoặc triệu chứng mang thai sớm đột ngột biến mất, việc không thấy túi thai có thể do sảy thai sớm hoặc thai đã lưu thai.

- Thai nhi phát triển chậm hơn bình thường: Do thai nhi phát triển chậm, mẹ bầu có thể không nhìn thấy thai khi siêu âm. Những trường hợp này có thể do thai lưu, dị tật bẩm sinh hoặc thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Siêu âm sớm là một trong những lý do mẹ chưa thấy được thai nhi qua siêu âm. 

Một số nguyên nhân khác khiến siêu âm không thấy thai 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, còn một số nguyên nhân khác khiến siêu âm không thấy thai: 

Mang thai trứng 

Đây là một tình trạng bất thường xảy ra trong quá trình thụ thai, khi trứng đã được thụ tinh nhưng không phát triển thành thai nhi bình thường. Thay vào đó, các tế bào nuôi (trophoblast) phát triển quá mức, tạo thành các túi nước nhỏ chứa đầy dịch, giống như chùm nho, bám vào lớp niêm mạc tử cung. Có 2 loại mang thai trứng: 

- Thai trứng toàn phần: Xảy ra khi tinh trùng bình thường kết hợp với trứng bất thường.

- Thai trứng bán phần: Xảy ra khi trứng bình thường kết hợp với hai tinh trùng, nhưng quá trình thụ tinh bất thường.

Mang thai trứng cần được loại bỏ để tránh nguy hiểm cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. 

Que thử thai có vấn đề

Que thử thai hoạt động dựa trên việc định lượng hormone hCG trong nước tiểu. Nếu nước tiểu không tinh khiết hoặc bạn đang dùng thuốc an thần, thuốc u bướu, hay que thử hết hạn, kết quả của que có thể bị sai lệch. Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên thử thai 2-3 lần.

Mẹ bầu nên thử thai 2-3 lần vào những ngày khác nhau để xác nhận kết quả.

Sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn

Một số thuốc kích thích hormone hCG có thể cho kết quả dương tính giả trên que thử thai, nhưng khi siêu âm lại không thấy thai.

Mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý như bệnh về thần kinh, bạch cầu, viêm đường tiết niệu, bệnh buồng trứng hoặc tuyến yên hiếm gặp cũng có thể dẫn đến kết quả mang thai giả.

Mẹ bầu nên làm gì khi siêu âm không thấy thai? 

Nếu siêu âm không thấy túi thai, mẹ đừng lo lắng quá. Có nhiều nguyên nhân khác nhau và mẹ nên đi thăm khám để có cách xử lý tốt nhất.

Trường hợp mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung khó chẩn đoán sớm vì thai còn nhỏ. Khi thai lớn hơn, nếu không can thiệp kịp thời, có thể gây ra nguy hiểm như sảy thai hoặc vỡ buồng trứng, dẫn đến xuất huyết ổ bụng. Để kiểm tra, bác sĩ sẽ khám vùng chậu hoặc đo nồng độ hCG.

Những mẹ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm những người từng bị tình trạng này, từng phẫu thuật ống dẫn trứng, bị viêm vùng chậu, hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục. Nếu đã mang thai ngoài tử cung và đã đình chỉ thai, các mẹ không nên quá buồn mà hãy bình tĩnh, chuẩn bị tốt cho lần mang thai kế tiếp.

Siêu âm không thấy thai cũng có thể là do thai nằm ngoài tử cung. 

Trường hợp đã sảy thai

Nếu siêu âm và chẩn đoán cho thấy mẹ bị sảy thai, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ để đảm bảo sức khỏe. Những bà mẹ có nguy cơ sảy thai bao gồm người có cơ địa yếu, từng sảy thai, phải hỗ trợ biện pháp sinh sản hoặc bị ngã, va đập mạnh.

Trường hợp siêu âm sớm

Nếu siêu âm không thấy thai do siêu âm quá sớm, mẹ hãy bình tĩnh đợi lần siêu âm tiếp theo. Nếu siêu âm khi thai chưa được 5 tuần, có thể chưa thấy thai. Hãy nghỉ ngơi và quay lại siêu âm sau, lúc đó mẹ sẽ thấy em bé của mình.

Tự theo dõi cơ thể

Mẹ nên quan sát những thay đổi nhỏ nhất trên cơ thể. Dấu hiệu như chảy máu âm đạo dù ít, có dịch nhầy, dịch màu lạ hoặc có mùi đều là dấu hiệu không ổn.

Tự chăm sóc bản thân

Dù nguyên nhân siêu âm không thấy thai là gì, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, các mẹ hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt để chuẩn bị cho lần mang thai tới nếu như chưa may mắn thụ thai. Để cơ thể khỏe mạnh, mẹ hãy:

- Ăn uống đủ chất, uống đủ nước.

- Ngủ sớm, nghỉ ngơi hợp lý.

- Tập thể dục hàng ngày (ít nhất 30 phút), vận động vừa sức.

- Tránh căng thẳng, stress.

- Thăm khám định kỳ và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Dẫu biết con cái là lộc trời cho, nhưng để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ, bạn nên giữ gìn sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu bạn siêu âm mà không thấy thai thì cũng đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Tags:

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.