1. Những lý do khiến mẹ bầu muốn uống đá lạnh khi mang thai
1.1. Đá giúp giảm các triệu chứng thai nghén
Nếu bạn là một phụ nữ mang thai, bạn có thể quen với các triệu chứng không mấy dễ chịu như: buồn nôn, nôn, chóng mặt và nhiều hơn nữa. Các triệu chứng này có thể đến vào bất cứ giờ nào hoặc kéo dài cả ngày. Đá lạnh phần nào giúp bạn "đối phó" với các triệu chứng này và cảm thấy khỏe hơn.
1.2. Giảm chứng ợ nóng
Các hormone progesterone được sản xuất rất nhiều trong khi mang thai. Nó chịu trách nhiệm cho sự thư giãn của các cơ tử cung và nhau thai, bên cạnh các chức năng khác. Một tác dụng phụ của hormone progesterone là giúp thư giãn cơ bắp cơ thắt của dạ dày, giúp giữ thức ăn và axit dạ dày chứa trong cơ thể. Với cơ thắt cơ thoải, các axit của dạ dày có thể thoát ra và gây ợ nóng. Ăn nước đá giúp bạn hạ nhiệt dạ dày, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
1.3. Giải nhiệt cơ thể
Một phụ nữ mang thai phải đối mặt với sự gia tăng khối lượng máu được dịch chuyển, khiến cơ thể nóng hơn bình thường, thậm chí cảm thấy rất nóng khi mang thai em bé. Nếu đó là mùa hè, sự nóng bức càng tăng lên. Khi bạn thèm ăn đá, có thể là cơ thể "đang muốn nói" với bạn rằng: nên hạ nhiệt một chút!
Nước đá giúp mẹ bầu giải nhiệt cơ thể
Hãy nhớ đừng uống nước đá với đồ uống có ga hoặc có đường, vì chúng không tốt cho bạn và cả với trẻ nhỏ, có thể dẫn đến mắc hội chứng pica. Hội chứng Pica là một rối loạn khi một người "khao khát" tiêu thụ những thứ không thể ăn được hoặc không có giá trị calo hay dinh dưỡng như phấn, cát, than, kim loại…. Đá cũng nằm trong số danh sách này nhưng đây không phải là thứ độc hại. Tuy nhiên, bạn cần lời khuyên của bác sĩ nếu tiêu thụ quá nhiều, vì điều này có thể làm cản trở chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bạn trong thai kỳ
1.4. Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng
Khi mang thai, bạn đối mặt với nhiều sự căng thẳng và lo lắng. Uống nước đá có thể giúp bạn đánh bại sự căng thẳng bằng cách làm dịu cơ thể bạn. Nó giống như việc bạn muốn ăn nhiều hơn khi đang stress.
1.5. Nước đá giúp bạn ngậm nước
Uống nhiều nước và giữ nước là một trong những điều quan trọng cần làm khi mang thai. Đá mang lại cho cơ thể cảm giác ngậm nước nhưng đừng vì cảm giác thoải mái mà uống nước đá mang lại mà mẹ bầu lạm dụng nó vì uống nhiều nước đá trong thai kỳ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mẹ và bé.
2. Những tác hại nếu mẹ bầu uống nhiều nước đá
2.1. Nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes là loại vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường âm, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi uống nước đá lạnh, bà bầu vô tình đưa loại vi khuẩn này vào cơ thể và có thể dẫn đến sảy thai, thai dị tật.
2.2. Nước đá gây hại cho dạ dày mẹ bầu
Uống nước đá là cách nhanh nhất để vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa và tấn công dạ dày của bà bầu. Theo đó, nó sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày và làm niêm mạc dạ dày đột ngột bị co, dịch dạ dày bài tiết ít, chức năng tiêu hóa kém, thời gian dài còn dẫn đến một loạt triệu chứng về dạ dày và ruột như: chán ăn, tiêu hóa không tốt, đi ngoài, dạ dày co thắt gây đau, xuất hiện hiện tượng đau bụng dữ dội.
Uống nước đá sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa của mẹ bầu
2.3. Nước đá làm tiêu hóa kém
Không chỉ nước đá mà ăn nhiều đồ lạnh sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị co, kích thích nhu động ruột tăng nhanh, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Khi bà bầu dùng quá nhiều nước đá hay đồ lạnh, niêm mạc cổ họng gặp lạnh sẽ co lại, sức đề kháng thấp, làm cho vi khuẩn ở cổ họng thừa cơ lọt vào, dễ bị cảm và đau họng.
2.4. Nước đá gây viêm nhiễm đường hô hấp
Trường hợp mẹ bầu uống nước đá nhiều sẽ khiến mạch máu ở các niêm mạc hô hấp như mũi, họng, khí quản co vào đột ngột, lượng máu chảy giảm ít, làm giảm sức đề kháng cục bộ, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như đau rát, ho, bà bầu bị đau đầu, nghiêm trọng còn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp hoặc viêm amidan.
2.5. Nước đá kích thích thai nhi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thai nhi trong bụng rất nhạy cảm với lạnh. Do đó, khi bà bầu uống nước đá sẽ khiến thai nhi bồn chồn bất an, tần số cử động tăng, có thể gây sinh non hay sảy thai.
Thai nhi trong bụng rất nhạy cảm với lạnh
2.6. Nước đá gây co thắt tử cung
Huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển khi mẹ bầu sử dụng nước đá. Nếu mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm mà uống nước đá lạnh có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Và đây chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng như động thai, sinh non.
Vì vậy, nhiều chuyên gia đưa ra khuyến cáo, bà bầu chỉ nên uống nước lọc hoặc đun sôi để nguội để cung cấp nước cho cơ thể, tránh nguy cơ bị mất nước và còn là nguồn bổ sung nước ối quan trọng trong thai kỳ. Một ngày mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể từ 2,5 đến 3 lít nước và không nên uống nước đá trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu thèm thì chỉ nên sử dụng một lượng rất ít.
3. Cách uống nước đúng cho mẹ bầu
Nước cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ nhưng mẹ bầu cũng nên học uống nước đúng cách để việc nước được hiệu quả và có lợi cho sức khỏe mẹ và bé.
- Đầu tiên là về số lượng. Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày. Mẹ không nên uống nước quá nhanh và nhiều trong 1 lần. Thay vào đó hãy uống từng ngụm nước một và ngậm một chút trước khi nuốt. Điều này giúp tim dễ bơm máu hơn. Nó giúp làm giảm tình trạng bị chuột rút, giảm stress và các vấn đề lưu thông máu.
- Bà bầu nên uống nước trước khi ngủ khoảng 10 phút để tránh tình trạng mất nước khi thức dậy. Bởi vì khi bạn ngủ, quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra dù có chậm lại. Việc uống nước trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể xử lý độc tố tích tụ trong cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều để tránh tình trạng tiểu đêm khiến mẹ không ngủ ngon giấc.
- Nhiều bà bầu thường đợi khi thấy khát mới uống nhưng khi mẹ bầu thấy khát, nghĩa là cơ thể đã đang trong tình trạng bị mất nước. Thay vào đó mẹ hãy uống nước theo lịch với số lượng vừa phải trong mỗi lần uống. Bạn nên chọn uống nước mát ở nhiệt độ thường hoặc nước ấm vì nó ít gây sốc nhiệt cho cơ thể.
- Bà bầu nên ăn nhiều trái cây và rau quả vì phần lớn chúng chứa 90% là nước. Để thỏa mãn cơn thèm đồ uống lạnh, bà bầu có thể uống một ly sữa lạnh. Nước trái cây tươi ép lạnh, sinh tố hoặc nước dừa cũng là lựa chọn không tồi. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên dùng một cách điều độ nhé!