Mang thai 3 tháng đầu bị ngã có sao không? Những dấu hiệu nào nguy hiểm mẹ không nên bỏ qua?

Ngã khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Mặc dù không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng việc theo dõi các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Akamama tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngã có sao không? 

Đối với những cú ngã nhẹ, mẹ bầu thường không cần quá lo lắng. Thai nhi trong giai đoạn này còn nhỏ và được bảo vệ bởi túi nước ối, nhau thai và khung xương chậu chắc chắn. Nếu sau khi ngã, mẹ chỉ cảm thấy đau thoáng qua, không có dấu hiệu xuất huyết, rò rỉ nước ối hay co thắt tử cung thì có thể yên tâm rằng thai nhi vẫn an toàn. 

Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu không nên bỏ qua 

Dù vậy, không phải lúc nào việc ngã cũng vô hại. Nếu mẹ bầu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:

- Chảy máu âm đạo: Đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm, có thể xuất hiện ngay sau khi ngã hoặc vài ngày sau đó.

- Đau bụng dữ dội

- Co thắt tử cung

- Rò rỉ nước ối

Lưu ý: Mặc dù các dấu hiệu nguy hiểm thường xuất hiện sớm, mẹ bầu vẫn nên theo dõi tình trạng sức khỏe, đặc biệt là các triệu chứng như chảy máu, đau bụng hoặc rò rỉ ối có thể xuất hiện muộn hơn, vài ngày sau khi bị ngã

Cơ thể mẹ có khả năng bảo vệ thai nhi trước những va chạm nhẹ.

2. Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị ngã hơn?

Trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi bao gồm sự gia tăng hormone làm giãn các dây chằng và cơ, khiến xương khớp trở nên lỏng lẻo và mẹ dễ mất thăng bằng. Bên cạnh đó, tình trạng tụt huyết áp do nghén ăn cũng làm mẹ dễ chóng mặt, mệt mỏi và dễ bị ngã hơn. Đặc biệt, một số mẹ bầu có thể chủ quan vì chưa biết mình đã mang thai hay chưa hoặc do bụng còn nhỏ nên di chuyển không cẩn thận.

3. Cách xử lý khi bị ngã 

Nếu không may gặp phải tình huống này, mẹ bầu hãy thực hiện các bước sau:

- Ngồi yên tại chỗ và kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Không cố gắng đứng dậy ngay lập tức. 

- Trường hợp ngã một mình: Sau khi ngã, mẹ bầu vẫn nên đợi cho cơ thể ổn định rồi mới từ từ ngồi dậy, dùng điện thoại hoặc âm thanh báo động thanh để gọi ngườ tới trợ giúp. 

- Khi đến bệnh viện: Hãy thông báo với bác sĩ rằng bạn đang mang thai để họ có thể thực hiện quy trình khám phù hợp, đặc biệt là khi cần chụp X-quang. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần theo dõi các dấu hiệu sau khi ngã như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, vỡ ối… Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và tư vấn.

Khi bị ngã, mẹ bầu nên ngồi yên tại chỗ một lúc, không được đứng dậy ngay lập tức. 

4. Cách phòng tránh ngã khi mang thai 

Dù nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi khi ngã trong 3 tháng đầu là thấp nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh:

- Tìm điểm bám vững chắc: Nếu cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt, mẹ hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống để tránh ngã. 

- Đi chậm rãi: Di chuyển từ từ, bước đi chắc chắn, không chạy và luôn chú ý quan sát xung quanh.

- Chọn giày dép phù hợp: Không mang giày cao gót, chọn giày dép có đế thấp và có độ ma sát tốt để hạn chế trơn trượt.

- Chọn trang phục gọn gàng: Mặc quần áo đơn giản, thoải mái và có độ dài hợp lý để tránh vấp hoặc vướng víu.

- Tránh di chuyển trên nền ướt: Hạn chế đi lại ở những nơi dễ trơn trượt như nhà tắm hoặc khi trời mưa.

- Sử dụng đèn ngủ: Đèn có ánh sáng nhẹ giúp mẹ bầu nhìn thấy các vật cản trong bóng tối, tránh bị vấp ngã.

- Chuyển tư thế từ từ: Tránh đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột để không bị chóng mặt.

- Ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ cho cả mẹ và bé để tránh tình trạng tụt huyết áp, dễ gây ngã. 

Mẹ bầu nên chọn giày đế thấp, chống trơn trượt để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

5. Một số biến chứng có thể gặp phải khi mẹ bầu bị ngã

Ngã nhẹ thường không để lại biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp ngã nặng, mẹ bầu cần lưu ý đến các biến chứng như gãy xương, bong nhau thai, gãy xương…. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ đánh giá tình hình.

9thang10ngay hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bầu yên tâm hơn. Hãy nhớ rằng, hầu hết các cú ngã nhẹ đều không gây hại cho bé. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu lbất thường nào, mẹ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Tags:

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.