1. Dấu hiệu thai nhi tháng thứ 4 phát triển tốt
Bước sang tháng thứ 4 (kéo dài từ tuần 13 đến tuần 16), thai nhi bắt đầu nhận chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ thông qua nhau thai và có sự phát triển rất nhanh. Kích thước thai ở cuối tháng thứ 4 là khoảng 11.6cm và nặng khoảng 100 gam.
Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4.
Dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt:
- Xương và cơ bắp phát triển.
- Các bộ phận chi tiết như mí mắt, vân tay, móng được hình thành. Các đường nét trên khuôn mặt của bé dần hiện rõ.
- Bé cử động linh hoạt hơn, bắt đầu làm được nhiều động tác như mút ngón tay và thở.
- Cơ quan nội tạng và xương gần như hoàn thiện. Bộ máy tiêu hoá bắt đầu hoạt động.
- Đặc biệt, các giác quan như mắt, tai dần bước vào giai đoạn hoàn thiện, em bé đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh từ trong bụng mẹ.
Bố mẹ có thể bắt đầu nói chuyện và hát cho con nghe, đó cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết bố mẹ với em bé.
2. Cơ thể của mẹ thay đổi thế nào khi mang bầu 4 tháng
Vào tháng thứ 4, những lo lắng về việc sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ đã qua đi, các triệu chứng ốm nghén cũng thuyên giảm mẹ ăn uống ngon miệng hơn. Đây được coi là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu.
Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu cũng bắt đầu có những “biến chuyển” mới:
- Bụng bầu ở tháng thứ 4 đã lộ rõ do kích thước của thai nhi trong bụng tăng lên và tử cung đã lớn bằng kích thước của quả bưởi.
Hình ảnh bụng bầu 4 tháng.
- Các triệu chứng giãn tĩnh mạch, nghẹt mũi, chảy máu lợi do quá trình tăng tuần hoàn máu để nuôi dưỡng thai nhi.
- Ợ chua, táo bón và khó thở: do tử cung đang phát triển lớn dần lên, chiếm không gian trong khoang bụng và gây áp lực lên một số cơ quan lân cận.
- Bụng căng cứng: do bé đang lớn dần lên, tử cung giãn ra nên chèn ép hố chậu.
- Dấu hiệu “thai máy” (cử động của thai nhi): có thể cảm nhận sớm nhất khi mang thai tháng thứ tư tùy thuộc vào vị trí nhau thai, vị trí em bé trong tử cung và lượng mỡ của cơ thể mẹ. Tuy nhiên mẹ cũng đừng lo lắng khi chưa cảm nhận được “máy thai” vì khi này bé còn khá nhỏ, vận động chưa đáng kể.
3. Chăm sóc mẹ bầu ở tháng thứ 4 đúng cách
Do các triệu chứng ốm nghén thuyên giảm nên ở giai đoạn này khẩu vị của mẹ tốt hơn. Mẹ bầu cần cẩn thận khi đi lại, vận động và cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho.
3.1. Mang bầu 4 tháng nên ăn gì?
Kế hoạch ăn uống khi mang thai tháng thứ 4 cần dựa trên nhiều nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Thực phẩm giàu chất xơ: tháng thứ 4 của thai kỳ là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu xây dựng nền tảng ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và rau xanh là những thực phẩm giàu chất xơ mà bà bầu nên tiêu thụ.
Từ tháng thứ 4, tình trạng táo bón xuất hiện nhiều hơn, mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ để giảm táo bón.
- Thực phẩm chứa các axit béo thiết yếu: Các axit này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Các nguồn cung cấp axit béo lành mạnh bao gồm nước ngọt, cá ngừ, các loại hạt và dầu ô liu.
- Thực phẩm giàu canxi: lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và bé đều tăng lên theo thời gian, vì vậy mẹ bầu cần chú trọng đến các thực phẩm bổ sung như sữa và các chế phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu này.
- Thực phẩm giàu protein: nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày của bà bầu, nếu cảm giác buồn nôn đã biến mất thì thịt cần làm sạch và sơ chế cẩn thận để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: là thành phần quan trọng cần bổ sung trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi. Các loại rau củ và trái cây là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất dồi dào.
Khi mang thai mẹ nên kiêng các chất kích thích như cafe hay trà, các loại thực phẩm và đồ uống có cồn, đồ chiên rán nhiều chất béo xấu, quá nhiều đồ ngọt, đồ sống hoặc thực phẩm để quá lâu.
3.2. Lưu ý trong sinh hoạt ở tháng thứ 4
- Thay đổi tủ quần áo: Giai đoạn mang thai này, bụng mẹ sẽ dần lộ rõ, ngực và mông cũng dần to lên. Mẹ hãy đổi qua các loại quần áo bầu để thoải mái hơn nhé.
- Chăm sóc vùng da bị rạn: Một số mẹ bầu sẽ xuất hiện các vết rạn da ở ngực, bụng, đùi, mông,... do yếu tố cơ địa hoặc tăng cân quá nhanh. Để đề phòng rạn da, mẹ chú ý giữ cân nặng không tăng quá nhanh. Mỗi ngày nên bôi kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da, chăm sóc để vùng da rạn không lan rộng.
- Vận động phù hợp: Đối với các hoạt động thể chất, mẹ bầu nên chú ý tránh các hoạt động nặng nhọc tiêu tốn sức lực. Các động tác múa, thể dục hay yoga dành riêng cho bà bầu là vô cùng hữu ích.
- Quan hệ tình dục: tháng thứ 4 được đánh giá là khá an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, vì vậy có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, khi mang thai, bụng bầu sẽ to lên và cơ thể nặng nề hơn. Hãy tham khảo một số tư thế để khiến cơ thể không bị khó chịu mẹ nhé.
- Điều chỉnh tư thế nằm: Mẹ cũng có thể nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu đến thai nhi. Sử dụng gối khi mang thai, nâng đầu và nâng chân đều được miễn là những điều này khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Thai giáo: Cha mẹ nên bắt đầu tạo môi trường âm thanh phù hợp cho sự phát triển thính giác của trẻ như trò chuyện và cho con nghe nhạc. Âm thanh đa dạng, phong phú nhưng không quá ồn, vừa đủ dài cho trẻ.
3.3. Khám thai vào tháng thứ 4
Khi mang bầu 4 tháng, mẹ và bé đã bước vào là thời kỳ ổn định. Vì vậy, cách 4 tuần mẹ có thể đi khám thai một lần. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra thường quy như:
- Khám khung chậu
- Kiểm tra cân nặng.
- Đo huyết áp.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm máu.
- Siêu âm qua ngã ba âm đạo.
Khám thai tháng thứ 4.
4. Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4
Thông thường mẹ sẽ cảm thấy khá tốt trong tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, mẹ nên đến khám bác sĩ sản khoa càng sớm càng tốt:
- Xuất hiện nhiều các vết bầm, vết tụ máu.
- Chảy máu thấm ướt quần lót hoặc thấm ướt miếng băng vệ sinh.
- Tiết dịch âm đạo nhiều nước (như thể túi ối của bạn đã vỡ).
- Đau lưng hoặc đau bụng dữ dội.
- Sốt.
- Tiểu buốt, tiểu rắt.
- Mờ mắt hoặc chóng mặt, nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng.
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy dai dẳng.
Khi khám sức khỏe thai sản, trường hợp phát hiện bệnh lý cần chữa trị, hãy tuân thủ theo chỉ thị của bác sĩ, để sử dụng các loại thuốc an toàn đối với phụ nữ mang thai. Các mẹ bầu không nên bỏ lỡ các lần khám thai hoặc tự ý sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
>> Đọc tiếp: Mang thai tháng thứ 5: Mẹ cần lưu ý gì để thai nhi phát triển tốt?