Làm thế nào để đối phó với chứng ốm nghén vào buổi sáng?

Nếu bạn đang bị ốm nghén trong khi mang thai thì bạn không hề đơn độc, các nghiên cứu ước tính 50-90% phụ nữ mang thai sẽ bị buồn nôn trong suốt thai kỳ. Đối với một số người, đó là dấu hiệu đầu tiên nhận biết ra bản thân đã mang thai.

Các triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Nguyên nhân là do nồng độ hormone HCG tăng nhanh trong thời kỳ đầu mang thai. Rất may, nồng độ HCG bắt đầu chững lại vào đầu tam cá nguyệt thứ hai ( khoảng 13 tuần), khi đó cảm giác buồn nôn sẽ giảm dần vào thời điểm này.

Hormone hCG tăng đột ngột trong những đầu của thai kỳ là nguyên nhân của ốm nghén.

Ốm nghén có thể là một trong những triệu chứng mang thai mà khó “đối phó” nhất. Cuộc sống bình thường hàng ngày của bạn sẽ có những xáo trộn và có thể là một thử thách lớn khi bạn cảm thấy buồn nôn liên tục hay phải chạy vào nhà vệ sinh để giúp bản thân dễ chịu hơn. Sau khi tự mình đối mặt với chứng ốm nghén ở cả 3 lần mang thai, tôi cảm thấy mình đã thử hết các cách, phương pháp mà bác sĩ cũng như những bà bầu trước truyền lại. Từ đó, tôi đã đưa ra một danh sách các phương pháp hiệu quả giúp bạn có thể đối phó với các cơn ốm nghén nhất là vào buổi sáng.

Ốm nghén có khiến bạn mệt mỏi và khó chịu không?

1. Chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn nhiều lần

Khi bụng đói có thể khiến cảm giác buồn nôn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều, điều này khiến bạn khó ăn bất cứ thứ gì khác. Vì vậy, bạn hãy chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn nhiều lần để cơ thể không bị đói. Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ để có thể ăn ngay khi cảm giác đói xuất hiện.

Nếu bạn nhận thấy tình trạng ốm nghén của mình rất nặng vào mỗi buổi sáng, thì đó thường là do bụng đói. Tôi nhận thấy việc giữ ăn nhẹ ngay khi thức dậy vào mỗi buổi sáng hoặc thức dậy để đi tiểu vào nửa đêm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn cơn nghén xuất hiện.

Một trong những nguyên nhân bạn bị nôn ói vào mỗi buổi sáng là do bụng đói.

Đây là một số đồ ăn nhẹ mà tôi thích, bạn có thể tham khảo thử nhé!

- Gừng nhai

- Bánh mặn

- Quả hạch

- Các loại hạt: điều, macca, gạo lứt sấy.

- Trái cây

Cố gắng tránh các loại thực phẩm có thể gây buồn nôn: những thức ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị và phụ gia, vì chúng có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Chọn thực phẩm ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa hơn sẽ cho phép bạn ăn nhiều hơn một chút và nạp thêm năng lượng vào cơ thể.

2. Bổ sung đủ nước

Bạn hãy cố gắng thường xuyên uống nước và uống đủ lượng bác sĩ khuyến nghị. Khi mang thai, lượng máu của bạn tăng 40-50% so với mức bình thường, do đó nhu cầu bổ sung nước của cơ thể tăng lên rất nhiều để bù đắp lại. Nếu bạn buồn nôn hoặc nôn bạn hãy để một chai nước gần đó để có thể thường xuyên uống từng ngụm nhỏ.

Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung “nước” cho cơ thể qua việc ăn canh, uống sinh tố hay nước ép hoa quả, việc này giúp vị giác của bạn không bị chán.

Uống đủ nước cũng giúp bạn giảm bớt được sự buồn nôn trong quá trình mang thai.

3. Bổ sung đầy đủ vitamin

Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc uống thêm vitamin trong quá trình mang thai, thì bạn đừng quá lo lắng vì có rất nhiều chị em phụ nữ giống như bạn. Nguyên nhân là do khi  uống vitamin gây cảm giác khó chịu cho dạ dày và hàm lượng sắt bổ sung có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn.

Trong lần mang thai thứ ba của mình, tôi đã sử dụng vitamin tổng hợp theo đơn của bác sĩ kê cho. Tuy nhiên, mỗi lần cố gắng nuốt những viên vitamin “khổng lồ” tôi thường bị nôn ói, chóng mặt, nên tôi đã nói chuyện với bác sĩ để chuyển qua dạng vitamin khác thay vì dạng viên nén.

Rất may, vitamin dạng nhai và bột có vị rất ngon, không khó uống, do đó việc thay đổi này giúp tôi có thể bổ sung thêm dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể và bé yêu đang phát triển bên trong. Khi sử dụng thêm các loại vitamin trong quá trình mang thai nếu khó sử dụng bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để thay đổi cách sử dụng khác phù hợp hơn cho cơ thể mình.

Thêm một lưu ý nữa là các loại vitamin khác nhau chứa các hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau, do đó bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại vitamin cũng như liều lượng phù hợp theo từng giai đoạn, nếu muốn thay đổi gì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. Vitamin B6 cũng được chứng minh là có lợi trong việc giảm cảm giác buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc bổ sung Vitamin B6 cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Một số cách giảm nghén vào buổi sáng

Để hạn chế ốm nghén vào buổi sáng, bạn hãy thử ngậm một lát chanh, miếng gừng hoặc kẹo chua. Mùi hương của bạc hà hoặc kẹo bạc hà có khả năng giúp giảm cảm giác buồn nôn trong vòng 5 phút. Vì thế bạn có thể nhấm nháp một ly trà hoặc nhai kẹo cao su bạc hà để giảm bớt cơn nghén vào buổi sáng.

Trà bạc hà ấm là một mẹo hay giúp tôi vượt qua được cơn nghén vào mỗi sáng.

Hít thở sâu cũng có thể giảm cơn buồn nôn đấy bạn à. Để thực hiện hãy hít thở sâu bằng mũi, giữ trong 3 giây và thở ra bằng miệng trong 3 giây, lặp lại cho đến khi bạn hết cảm giác buồn nôn.

Nếu bạn đã thử mọi thứ mà không tiến triển hơn hoặc cảm giác buồn nôn kèm theo đau bụng thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa mà mình đang theo khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn thăm khám và làm các xét nghiệm kịp thời để tìm ra nguyên nhân, điều trị.

Cố lên bạn nhé! Có thể khi thai kỳ của bạn sẽ rất khó khăn, nó không diễn ra theo cách mà bạn mong đợi hay tưởng tượng, cũng không giống với trải nghiệm mà những người thân đã từng mang thai trải qua. Bạn hãy dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, trò chuyện với gia đình, bạn bè để tâm trạng thoải mái hơn. Tôi tin chắc rằng khi con yêu ra đời, nằm trong vòng tay yêu thương của bạn thì  những trải nghiệm về các cơn ốm nghén chỉ còn là một ký ức xa vời.

Khi con yêu nằm trong vòng tay thì những cơn ốm nghén trở thành kỉ niệm đáng nhớ.

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.