Tiểu đường thai kỳ không phải bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 1 và 2, nhưng nếu không kiểm soát tốt, mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 sau sinh. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của bé.
Vậy, bí quyết nào giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết hiệu quả? Câu trả lời nằm ở chế độ dinh dưỡng khoa học. Một thực đơn phù hợp vừa ổn định đường huyết, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.
Trong bài viết này, mẹ sẽ tìm thấy những gợi ý thực đơn đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng và hấp dẫn. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Nguyên tắc ăn uống cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
- Ăn đúng giờ: Duy trì giờ giấc cố định cho các bữa ăn hàng ngày. Không thay đổi giờ ăn liên tục. Không nên ăn sáng quá muộn.
- Chia nhỏ bữa ăn: 6 bữa/ngày (3 bữa chính: sáng, trưa, tối; 3 bữa phụ: giữa sáng, giữa chiều, trước khi ngủ). Mỗi bữa cách nhau 2,5 - 3 giờ.
- Ăn rau trước, cơm sau: Trong bữa chính, bắt đầu với rau trước, sau đó mới ăn cơm và các món khác.
- Uống nước hợp lý: Sau bữa ăn, chỉ nên uống nước lọc hoặc nước canh, tuyệt đối không ăn thêm món tráng miệng.
2. Lựa chọn thực phẩm
2.1. Thực phẩm nên dùng
2.2. Thực phẩm dùng cho bữa phụ
Tất cả mọi loại hoa quả nhưng không được ăn nhiều 1 lúc
VD: 1/2 quả chuối, 1/4 trái cam, 1/4 quả thanh long, 1 quả quýt nhỏ, 5 quả nho, 5 quả nhãn, 3 quả vải, 1/2 quả ổi... (Mỗi lần ăn chỉ được chọn 1 loại quả)
Có thể 1/2 củ khoai lang, 1/2 bắp ngô, 1 hộp sữa chua không đường hoặc 180ml sữa công thức không đường hoặc 3 cái bánh AFC không đường.
2.3. Thực phẩm không nên dùng
- Tất cả các chất kích thích: rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá, các loại nước ngọt.
- Không ăn đường, mật ong (Chỉ dùng khi hạ đường huyết).
- Không nên ăn những thực phẩm: Lạc, bột sắn dây, miễn dong, mỡ động vật, nội tạng động vật (tim, gan, lòng, óc, tiết canh)
- Không nên ăn da các loại động vật, không uống nước hầm xương, luộc thịt, nên ăn nhạt.
3. Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ (E: 1800 - 1900 kcal/ngày)
Thứ 2 + 5 | Thứ 3 + 6 + CN | Thứ 4 + 7 | |
6h30 | Phở tùy chọn - 1 bát: ít bánh phở - Thịt bò/gà: 50g- Ăn kèm nhiều rau 200gr | Canh bánh đa tùy chọn - 1 bát: ít bánh đa- Thịt/cá/tôm: 50g- Ăn kèm nhiều rau 200gr | Bún tùy chọn - 1 bát: ít bún - Thịt/cá/tôm: 50g- Ăn kèm nhiều rau 200gr |
9h | Sữa tươi không đường: 180ml | Trứng gà luộc: 1 quả | Ngô luộc/ Khoai luộc: 150g |
11h30 | Cơm - Cơm: 2 lưng bát con: 100g - Thịt lợn kho: 100g - Rau, củ xào: 200g - Canh rau nấu tôm: rau 100g, tôm 50g | Cơm - Cơm: 2 lưng bát con: 100g - Tôm rim: 100g - Canh cua rau muống: rau 150g- Nộm (salad tuỳ chọn): 150g | Cơm - Cơm: 2 lưng bát con: 100g - Sườn lợn rang: 150g - Canh ngao mồng tơi: rau 100g- Rau củ luộc: 200g |
14h | Quả ít ngọt: 200gThanh long, dưa hấu, bưởi, cam, đu đủ, bơ, táo… | Sữa chua không đường + hạt 100gr | Quả ít ngọt: 200gThanh long, dưa hấu, bưởi, cam, đu đủ, bơ, táo… |
16h | Sữa tươi không đường: 180ml | Sữa tươi không đường: 180ml | Sữa tươi không đường: 180ml |
18h30 | Cơm - Cơm: 2 lưng bát con: 100g - Cá kho hoặc rán: 100g - Su su luộc chấm muối vừng: 200g - Canh rau cải: rau 100g | Cơm - Cơm: 2 lưng bát con: 100g - Thịt gà rang gừng: thịt gà cả xương 150g - Su su xào thịt nạc: thịt nạc 30g, su su 150g- Rau củ luộc: 150g | Cơm - Cơm: 2 lưng bát con: 100g - Thịt bò xào: 100g- Rau củ luộc: 200g- Canh cua mồng tơi/ rau đay: 100g |
21h30 | Sữa Glucerna bầu: 150ml (4 muỗng gạt ngang) | Sữa Glucerna bầu: 150ml (4 muỗng gạt ngang) | Sữa Glucerna bầu: 150ml (4 muỗng gạt ngang) |
Hy vọng những gợi ý thực đơn trên sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình mẹ nhé!