Chế độ thai sản năm 2024 mà cha mẹ cần biết

1. Được hưởng chế độ khám thai

Theo Điều 32, luật BHXH năm 2014 về chế độ thai sản quy định như sau:

- Lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần trong thời kỳ mang thai, mỗi lần 1 ngày, trong trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai, không bao gồm ngày nghỉ lễ Tết, nghỉ hàng tuần.

- Thời gian nghỉ việc khi khám thai, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (Điều 159 Bộ luật lao động 2012).

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ đi khám thai

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ đi khám thai tính theo ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày (quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014). Trong đó mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.

2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Đây là những “biến cố” mà bất kỳ người mẹ nào cũng đau lòng và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thấu hiểu được những niềm đau đó thì theo điều 32, luật BHXH năm 2014 có đưa ra: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi

- 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi

- 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Đây là thời gian người mẹ lấy lại cân bằng cảm xúc và hồi phục lại sức khỏe sau một “biến cố” lớn như vậy.

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng nếu sinh một con.

Lưu ý: 

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. 

- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.

- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

4. Chế độ của người cha khi vợ sinh

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: 

- 05 ngày làm việc.

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Theo chế độ thai sản của pháp luật Việt Nam thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là những chính sách thai sản được pháp luật Việt Nam đưa ra để bảo vệ quyền lợi về sức khỏe cũng như kinh tế của những lao động nữ trong và sau khi mang thai. Mong rằng các bậc làm cha, làm mẹ sẽ biết được những kiến thức trên để đảm bảo quyền lợi của mình. Bên cạnh đó cha mẹ có thể liên hệ với bộ phận nhân sự, liên đoàn của công ty để nắm thêm thông tin. 

*Nguồn tham khảo:

  1. luatvietnam.vn

https://luatvietnam.vn/bao-hiem/che-do-thai-san-563-19578-article.html

2. baohiemxahoi.gov.vn

https://www.baohiemxahoi.gov.vn/hoidap/Pages/default.aspx?ItemID=24487

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.