1. Tập yoga khi mang thai có an toàn không?
Nếu mẹ bầu đã có thói quen tập luyện yoga trước đây thì mẹ không cần phải từ bỏ hoàn toàn khi mang thai. Nhiều tư thế sẽ an toàn để tiếp tục trong khi những tư thế khác có thể cần được sửa đổi hoặc bỏ qua. Mẹ nên nói cho người hướng dẫn biết rằng mình đang mang thai để điều chỉnh các tư thế phù hợp với mẹ bầu.
Mẹ bầu nên tập các tư thế yoga an toàn trong thai kỳ
2. Các tư thế yoga nên tránh khi mang thai
Các tư thế nên tránh khi mang thai thường là bất kỳ tư thế nào gây áp lực lên bụng.
Do đó khi mang thai, mẹ bầu không nên luyện tập các tư thế
- Các tư thế gây áp lực lên vùng bụng
- Xoắn sâu
- Nằm ngửa
2.1. Tư thế tác động lên vùng bụng
Các tư thế gây áp lực lên bụng tạo ra sự chèn ép không cần thiết và hạn chế lưu lượng máu. Ngoài ra chúng có thể làm trầm trọng thêm các căng cơ trên cơ thể và góp phần gây ra các tình trạng như xổ bụng sau sinh (một hiện tượng cơ bụng bị tách ra 2 bên)
Các tư thế cần tránh trong danh mục này bao gồm:
- Crunches: là bài tập với tư thế nằm ngửa, lưng, vai và đầu nhấc lên cao, hai chân co lại, bàn chân đạp lên thảm.
- Tư thế quạ
- Tư thế xe đạp
- Ván
Tư thế con quạ mẹ bầu không nên tập trong suốt thai kỳ
2.2. Vặn xoắn hoặc không xoắn
Mẹ bầu có thể đã nghe nói rằng vặn mình là điều không nên khi mang thai phải không nào nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Các vòng xoắn mở trong tam cá nguyệt thứ ba nói chung là tốt. Tuy nhiên mẹ phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ để biết tình trạng có thể có đáp ứng được bài tập xoay người không nhé.
Vặn người nên được thực hiện từ vai, thay vì vặn người, hãy chỉ xoay nhẹ phần lưng trên và mở rộng xương quai xanh mà thôi.
Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ nên tránh hoàn toàn việc vặn mình. Việc vặn xoắn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Đầu thai kỳ, khi thai nhi phát triển còn nhỏ nhất và nguy cơ sảy thai cao nhất, tư thế xoắn không được coi là an toàn.
2.3. Nguy cơ khi tập tư thế nằm ngửa khi mang thai là gì?
Nằm ngửa khi mang thai có thể có vấn đề nếu nó gây áp lực lên tĩnh mạch chủ. Đây là tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể giúp vận chuyển máu từ các bộ phận của cơ thể trở về tim.
Thông thường, nằm ngửa sẽ không gây áp lực quá mức lên tĩnh mạch chủ, nhưng khi người mẹ mang thai có thêm trọng lượng của thai nhi, nhau thai và dịch tử cung thì khi nằm ngửa sẽ chèn lên tĩnh mạch chủ. Áp lực này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung và não, khiến mẹ cảm thấy chóng mặt và thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nằm ngửa không phải là vấn đề, miễn là bác sĩ cho phép. Tuy nhiên nó không phải là tuyệt đối với tất cả các mẹ bầu. Nếu mẹ tập yoga thường xuyên thì hãy ngừng nằm ngửa sau 20 tuần của thai kỳ. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu hoặc lâng lâng khi nằm ngửa thì nên dừng các tư thế này lại ngay.
Có thể đổi thành tư thế nằm nghiêng bằng cách xoay người sang bên này hoặc bên kia thường xuyên với việc sử dụng gối.
2.4. Những bài tập hot yoga?
Hot yoga không phải là các bài tập yoga thông thường mà là một hệ thống gồm 26 tư thế yoga được tập trong một căn phòng có nhiệt độ từ 35-40 độ C hoặc cao hơn, độ ẩm 40%.Khi tập luyện, cơ thể cũng sẽ sản sinh ra nhiệt và làm cơ thể nóng lên.
Tuy nhiên quá nóng trong ba tháng đầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có thể dẫn đến sảy thai. Trong suốt quá trình thai kỳ, tốt nhất là mẹ nên tạm dừng các lớp học hot yoga vì nhiệt độ quá cao có thể khiến bạn có nguy cơ ngất xỉu do huyết áp thấp và mất nước.
3. Khi nào tôi có thể tiếp tục tập yoga?
Mặc dù thai phụ có thể đã sẵn sàng tập yoga trong quá trình mang thai sau khi được tư vấn từ bác sĩ và người hướng dẫn nhưng điều quan trọng là mẹ phải đảm bảo an toàn của bản thân và em bé lên trên hết. Mẹ nên tránh các bài tập như đã nhắc ở trên và nêu trong quá trình tập thấy khó chịu phải dừng lại ngay. Nếu mẹ bầu chưa chưa quen với việc tập yoga trong quá trình mang thai thì nên cẩn trọng và tạm dừng các lớp yoga cho đến khi sinh xong.
Mẹ nên tập các bài yoga nhẹ nhàng để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé nhé!
Cơ thể của mẹ bầu đang mang trong mình một thai nhi sẽ không giống như khi chưa mang thai. Các cơ quan nội tạng sẽ thay đổi và ép vào nhau để nhường chỗ cho tử cung đang phát triển. Do đó an toàn của mẹ và em bé đang lớn là điều quan trọng nhất và cân được cân nhắc khi bạn tập yoga. Nói vậy không có nghĩa là các mẹ không nên tập yoga trong suốt thai kỳ, mà chỉ cần loại bỏ những tư thế nguy hiểm mà thôi. Nếu đang băn khoăn không biết tư thế yoga nào mẹ có thể và không thể thực hiện khi mang thai, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ và người hướng dẫn để được họ cho ý kiến.