Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

1. Vì sao mẹ bầu và người thân nên theo dõi cân nặng của thai nhi?

Bên cạnh sức khỏe của mẹ thì sức khỏe em bé là yếu tố mà gia đình quan tâm hàng đầu trong suốt thai kỳ.

Nếu sức khỏe người mẹ có thể dễ dàng được nắm bắt bằng mắt thường và những biểu hiện khó chịu thì thai nhi trong bụng chỉ có thể theo dõi qua kiểm tra y khoa. 

Vì thế, tâm lý lo lắng của mỗi thai phụ về cân nặng của thai nhi trong từng tuần tuổi là điều dễ hiểu. 

Cân nặng thai nhi là thước đo quan trọng giúp bác sĩ và mẹ bầu đánh giá tình trạng phát triển của bé.

Dựa vào bảng cân nặng chuẩn, mẹ sẽ biết bé yêu có đang đạt chuẩn hay có dấu hiệu lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với mức trung bình.

Từ đó, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất.

2. Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế

Các chỉ số cân nặng thai nhi theo chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 4 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kỳ. 

Chiều dài và cân nặng em bé mẹ có thể tra cứu khá dễ dàng từ bảng trên.

3. Chiều dài và cân nặng của thai nhi được đo như thế nào?

Cách đo chiều dài và cân nặng theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

- Từ 8 – 19 tuần: Em bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.

- Từ tuần 20 – 42: Chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân.Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

- Từ tuần thứ 32: Cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, các đường nét cuối cùng của bé được hoàn thiện.

4. Mẹ cần làm gì để cân nặng thai nhi phát triển theo đúng tiêu chuẩn?

Kiểm soát cân nặng tức là không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít.

Trong cả thai kỳ, bà bầu nên từ 10 - 12kg. Cụ thể như sau:

- Mẹ mang đa thai: Tăng khoảng 16 - 20 kg. 

- Mẹ thiếu cân: Cần tăng 12 - 14kg.

- Mẹ thừa cân: 3 tháng đầu không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg, từ tuần thứ 14 – 28: tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần.

Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng để em bé phát triển khỏe mạnh.

Yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của em bé đó chính là dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng phải đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.

Thăm khám thai định kỳ cũng là một việc bắt buộc để mẹ và gia đình nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi.

Nếu thai nhi chênh lệch lớn so với bảng cân nặng chuẩn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp.