Bảng cân nặng cho trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường nhỏ bé và sức khỏe còn non yếu. Theo dõi cân nặng là cách quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé. Dựa vào bảng cân nặng, cha mẹ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe và chăm sóc con tốt hơn.

1. Vì sao cần theo dõi cân nặng cho trẻ sinh non?

Cân nặng và chiều cao là những chỉ số quan trọng phản ánh quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi.

Trẻ sinh non có cơ thể chưa hoàn thiện và sự thay đổi của bé trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi cân nặng hàng tháng, đo vào cùng một ngày và cùng thời điểm để đánh giá chính xác sự phát triển của bé.

Theo dõi cân nặng của bé thường xuyên để đảm bảo bé phát triển khoẻ mạnh. 

2. Mẹo đo cân nặng cho trẻ sinh non

Trẻ sinh cực non (dưới 28 tuần tuổi) thường tăng ít nhất 5g mỗi ngày, trong khi trẻ sinh rất non (28 - 32 tuần tuổi) cần tăng khoảng 20g mỗi ngày.

Để đo cân nặng chính xác, mẹ nên cho bé đi tiểu, đại tiện trước khi cân, và nên bỏ bớt quần áo, tã, chăn khi cân.

Thời điểm lý tưởng để cân bé là vào buổi sáng để có kết quả chuẩn xác nhất.

3. Trẻ sinh non phát triển như thế nào?

Nguyên tắc phát triển của trẻ sinh non là 1 tháng nuôi ngoài tương đương với 1 tháng nuôi trong bụng mẹ. Nếu trẻ tăng trưởng tốt hơn, đó là điều đáng mừng.

Nếu bé chỉ tăng cân đạt 1/3 chỉ số yêu cầu, có thể xem là trẻ sinh non chậm phát triển, và người mẹ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.

Nhìn chung, trẻ sinh non cần được theo dõi kỹ về cân nặng trước khi xuất viện. Thông thường, trẻ phải đạt ít nhất 2kg mới sẵn sàng rời lồng ấm. 

Chuẩn tăng cân là tối thiểu 5g/ngày với trẻ sinh cực non, 20g/ngày với trẻ sinh rất non. Và trong bất cứ trường hợp nào (dù sinh non hay sinh sinh cực non), trẻ sơ sinh cũng cần tăng lên 15g/ngày.

Trong bất cứ trường hợp nào, trẻ sơ sinh cũng cần tăng lên 15 gram mỗi ngày. 

4. Bảng cân nặng của trẻ sinh non 

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sinh non được so sánh với bảng chiều cao, cân nặng của các bé cùng tuổi và cùng giới tính. Việc này giúp kiểm tra xem trẻ có phát triển bình thường hay không. 

Tuy nhiên, mỗi bé có tốc độ phát triển riêng. Nếu trẻ tăng trưởng đều đặn theo thời gian, bố mẹ không cần quá lo lắng.

Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam năm 2018 (từ 0-6 tháng tuổi, đơn vị kg). Bảng này dựa trên tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007 và đang được áp dụng cho trẻ em Việt Nam.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh. 

SD là viết tắt của "standard deviation", nghĩa là độ lệch chuẩn. Ngoài mức chuẩn (M), WHO còn đánh dấu các mức lệch chuẩn từ 1 đến 3. Dấu “-” chỉ thiếu cân, còn dấu “+” chỉ thừa cân.

+ Khoảng từ -1SD đến +1SD được xem là bình thường.

+ Nếu rơi vào -2SD hoặc +2SD, trẻ có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.

+ Nếu đạt -3SD hoặc +3SD, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì và cần can thiệp sớm.

Do cơ thể non yếu, trẻ sinh non dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng như: tim mạch, xuất huyết não, suy thận, vàng da, thiếu máu, tổn thương phổi/thị lực/thính lực, hoặc chậm phát triển vận động. 

Do đó, mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường và đưa bé đi khám ngay khi cần.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ sinh non các sản phẩm hỗ trợ chứa lysine, vi khoáng và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B. 

Những dưỡng chất này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu, giúp bé ăn ngon và phát triển toàn diện.

Theo dõi bảng cân nặng giúp bố mẹ chăm sóc trẻ sinh non tốt hơn, gạt bớt lo lắng trên hành trình đồng hành cùng con. Hãy luôn trang bị kiến thức và trao đổi với bác sĩ để bé yêu được phát triển khỏe mạnh nhất, mẹ nhé! Chúc bạn và con những điều tốt đẹp nhất.

Tags: