Bà bầu thừa axit folic có sao không?

Bạn đang mang thai và lo lắng liệu mình có đang bổ sung quá nhiều axit folic? Thừa axit folic có gây hại cho thai nhi không? Bạn không phải lo lắng một mình vì nhiều bà bầu cũng có cùng thắc mắc giống bạn đó. Trong bài viết hôm nay, 9thang10ngay sẽ cùng bạn tìm hiểu về tác động của việc thừa axit folic, các dấu hiệu cần chú ý và liều lượng phù hợp để bạn yên tâm hơn trong quá trình mang thai.

1. Axit folic là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu axit folic là gì. Đây là một loại vitamin thuộc nhóm B, là một dưỡng chất thiết yếu trong quá trình hình thành và phát triển tế bào, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, cam, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. 

2. Hàm lượng axit folic cần thiết cho bà bầu 

Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400-600 mcg axit folic/ngày, bắt đầu từ ít nhất một tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều axit folic (trên 1000 mcg/ngày) có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Mặc dù axit folic rất cần thiết, nhưng thừa axit folic có thể dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

3. Dấu hiệu bà bầu bị thừa axit folic 

Khi bổ sung axit folic quá nhiều, điều này có thể che giấu tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Cả hai dưỡng chất này đều cần thiết cho việc tạo ra tế bào hồng cầu và duy trì hoạt động của tim, não cũng như hệ thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, giảm khả năng hoạt động của não và lâu dần có thể gây tổn thương hệ thần kinh. Triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, tim đập nhanh, tê bì chân tay, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn.

Các dấu hiệu thừa axit folic ở mẹ bầu. 

Ngoài ra, thừa axit folic có thể làm tăng tốc độ lão hóa tế bào thần kinh khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng hay quên, rối loạn nhận thức thậm chí suy giảm trí nhớ.

Việc dùng quá nhiều axit folic trong thai kỳ còn có thể dẫn đến rối loạn ống thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Hơn nữa, axit folic dư thừa có thể cản trở hoạt động của hormone insulin và làm chậm sự phát triển não bộ của thai nhi. Điều này có thể khiến em bé khi sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, không nhanh nhạy và nhận thức kém.

4. Bị thừa axit folic, mẹ bầu cần làm gì? 

Nếu mẹ bầu nhận thấy mình có dấu hiệu thừa axit folic, hãy thực hiện các bước sau: 

- Ngừng bổ sung axit folic ngay lập tức: Dừng việc uống viên uống hoặc tiêm axit folic.

- Uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể đào thải lượng axit folic dư thừa qua đường tiểu.

- Đến bệnh viện khám: Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng axit folic trong cơ thể bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Uống nhiều nước cũng là cách giúp cơ thể bài trừ lượng axit folic thừa.

Để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu axit folic, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau trong quá trình mang thai:

+ Mẹ bầu nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu axit folic với việc uống viên bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Nên uống axit folic sau bữa ăn, tránh sử dụng cùng với đồ uống có ga hoặc rượu, bia.

+ Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn để hạn chế tình trạng táo bón khi bổ sung axit folic.

+ Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung axit folic qua các loại trái cây như cam, bưởi, bơ, đu đủ chín và các loại sữa dành cho bà bầu.

+ Không tự ý mua thuốc bổ sung axit folic liều cao; trước khi dùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

+ Lựa chọn thực phẩm có chứa sắt kết hợp với axit folic dạng hữu cơ để cơ thể dễ hấp thụ.

+ Chọn mua sản phẩm chính hãng đã được Bộ Y tế cấp phép để đảm bảo chất lượng.

+ Khi sử dụng viên uống axit folic, cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vitamin tổng hợp chứa axit folic dành cho bà bầu. Trong số đó, sản phẩm được nhiều chuyên gia, bác sỹ sản khoa đánh giá cao là Vitamin tổng hợp thai kỳ Akamama - viên uống bổ sung đầy đủ axit folic, sắt cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu Việt với khả năng hấp thu tốt và hạn chế tác dụng phụ.

Viamin tổng hợp thai kỳ Akamama 

Hy vọng bài viết này giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tác hại cũng như cách nhận biết dấu hiệu thừa axit folic. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị đón bé chào đời thành công! 

Tags:

Author Figure

Đôi điều tâm sự

Lead Designer

While the law might seem obvious, designers often engage in creative work where they try to reinvent the wheel for the sake of novelty.