Đây là thời điểm trong mà bạn cần dành thời gian cho chính mình và nhận biết khi nào cơ thể bị quá tải. Có những lúc mẹ bầu cảm thấy khó ngủ, bị đau đầu, đau bụng hay ợ chua, cũng như bị ốm liên tục, có lẽ cơ thể mẹ đang cho biết rằng cơ thể đang bị căng thẳng quá mức. Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu kiểm soát căng thẳng trong công việc khi mang thai.
1. Tổ chức khối lượng công việc
Nếu tất cả công việc dồn vào một lúc sẽ khiến tâm trí và cơ thể mẹ phải xử lý rất nhiều, điều đó khiến sự mệt mỏi và stress tăng lên. Do đó khi có quá nhiều việc phải làm trong công việc, mẹ bầu nên lên kế hoạch và xử lý chúng theo thứ tự ưu tiên, hoàn thành lần lượt theo kế hoạch đã đặt ra, dần dần mẹ bầu sẽ thấy số lượng công việc được giải quyết trôi chảy và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
2. Giải quyết vấn đề đang gặp phải
Tốt nhất là bắt đầu xác định các vấn đề thực sự mà mình đang gặp phải trong công việc là gì. Chính việc không giải quyết tận gốc vấn đề làm cho tâm trí và cơ thể của mẹ bầu phải bận tâm xử lý nó. Do đó, để công việc trôi chảy nhất, bạn nên để ý xem công việc mình đang làm nên xử lý theo cách nào là tối ưu, phương án hoàn thành nó mà bản thân đưa ra liệu có khả thi hay không, có phương án dự phòng nào khác cho công việc này không?..
3. Nhìn nhận lại nguyên nhân gây stress khi làm việc
Một khi bà bầu xác định được vấn đề thực sự mà gây nên cảm giác căng thẳng, stress cho bản thân của mình thì nên giải quyết chúng nhanh nhât có thể hoặc tránh xa chúng. Ví dụ nếu nguyên nhân khiến mẹ bầu khó chịu đến từ đồng nghiệp hoặc sếp, việc này khó có thể tránh được tuy nhiên ít nhất bản thân có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn và hạn chế các tương tác với những người đó.
Một việc nhỏ mà mẹ bầu có thể làm để giảm bớt stress khi mang thai đó là dọn dẹp đống bừa bộn trên bàn làm việc và sắp xếp chúng gọn gàng hơn. Làm điều này cũng có thể giúp loại bỏ sự lộn xộn khỏi tâm trí và giúp mẹ có thể cảm thấy tâm trạng tốt hơn.
Sắp xếp gọn gàng bàn làm việc cũng là cách giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn
Nếu đang mang thai thì đây cũng là lúc mẹ nên từ bỏ những nhiệm vụ tình nguyện trong công việc mà khiến mình căng thẳng, mệt mỏi. Đây là thời gian mà bạn cần dành cho thư giãn và nghỉ ngơi.
Một lời khuyên hữu ích trong thời gian này là không nên thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong cuộc sống cho đến sau khi sinh con xong. Đây là nguyên nhân lớn gây căng thẳng cho mẹ bầu và ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Một số việc lớn như chuyển nhà, sửa nhà hay tham gia dự án lớn, đổi việc, nghỉ việc,.. sẽ khiến mất rất nhiều công sức để xử lý công việc. Hay chủ động giảm bớt căng thẳng cho bản thân.
4. Trả lại căng thẳng cho đúng chủ sở hữu của nó
Một số trường hợp cơ thể cảm thấy bị stress hay căng thẳng đôi khi là vấn đề của người khác. Ví dụ như bạn có thể nói với đối tác trong công việc rằng bạn không thể tham dự mọi sự kiện làm việc hoặc tiếp đãi mọi khách hàng cùng với họ, thay vào đó là những đồng nghiệp có liên quan cùng được phân công. Tránh làm việc với những người luôn ỷ lại và cho họ biết rằng bạn đang trong một giai đoạn quan trọng, cần phải chăm sóc bản thân và cho em bé, có quá nhiều việc của mình, vì vậy mẹ đừng cảm thấy tội lỗi khi từ chối.
5. Hoạt động thể chất nhẹ nhàng
Điều này nghe có vẻ mệt mỏi hơn, nhưng tập thể dục thực sự là một liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời. Tìm một bài tập thể dục an toàn để thực hiện khi mang thai như yoga, pilate, hoặc những bài tập nhẹ nhàng khác và bắt đầu tập hàng tuần. Ngay cả khi đi dạo quanh nơi làm việc trong ngày cũng có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Thật tuyệt vời khi một chút không khí trong lành trong khuôn việc làm việc cho mẹ bầu thư giãn.
Hãy nên tập những bài tập nhẹ nhàng khi mang thai để giải tỏa những căng thẳng
6. Chia sẻ với những người xung quanh
Giao tiếp luôn là chìa khóa giải quyết nhiều vấn đề đang gặp phải. Nếu đang gặp một vấn đề gì đó khó giải quyết thì các mẹ đừng ngần ngại chia sẻ những lo lắng và băn khoăn của với đối tác, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Nó có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả hoặc không, nhưng bản thân sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều sau khi nói nó ra. Nếu gặp phải những vấn đề căng thẳng lớn hơn, không thể chia sẻ với ai thì mẹ nên tìm kiếm lời khuyên từ những chuyên gia.
7. Đừng ngại khóc
Khóc cũng là một cách giúp mẹ bầu giải tỏa lo lắng trong công việc. Tất nhiên rằng bật khóc trước mặt mọi người tại nơi làm việc hoặc trước mặt khách hàng không phải là một cách hay, nhưng đừng cảm thấy tệ nếu bạn cần một chút thời gian để rơi nước mắt nếu chỉ có một mình ở bàn làm việc. Đôi khi bộc lộ nó ra có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giải tỏa được trong ngày.
8. Chấp nhận sự khác biệt và những điều bạn không thể thay đổi
Một số vấn đề chỉ đơn giản là không thể giải quyết được và các giải pháp của một số vấn đề không hiệu quả. Đừng để điều đó làm phiền bạn, cần học cách để nó trôi qua, thư giãn và để mọi thứ rời khỏi tâm trí bạn. Có nhiều cách để đạt được mục tiêu, vì vậy đã đến lúc chấp nhận sự khác biệt và ý tưởng mới. Hợp tác luôn tốt hơn đối đầu.
9. Duy trì những mối quan hệ xã hội
Cuộc sống của bạn sắp thay đổi mãi mãi. Hãy dành thời gian này để thăm bạn bè, đi sự kiện với đồng nghiệp và đi ăn tối với một cặp đôi khác. Khi đứa con nhỏ của bạn đến, sẽ mất một thời gian trước khi có cơ hội để làm những việc này một lần nữa mà không bị gián đoạn. Vì vậy, hãy dành thời gian cho những niềm vui hiện tại! Điều đó luôn làm giảm căng thẳng.
Hãy dành thời gian cho những niềm vui từ các mối quan hệ hiện tại
10. Ngủ nhiều, nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh
Bạn thường cảm thấy mệt mỏi khi mang thai. Nếu bạn không muốn quá kiệt sức trong công việc, hãy đảm bảo rằng ngủ đủ giấc vào ban đêm để cảm thấy tràn đầy năng lượng cho ngày mới. Ngoài ra, hãy đảm bảo ăn uống đầy đủ. Căng thẳng có thể làm cạn kiệt vitamin nhanh chóng vì vậy có một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Đừng quên bổ sung các loại vitamin trước khi sinh!
Rượu, bia có thể giảm lo âu tạm thời nhưng chúng sẽ không loại bỏ vĩnh viễn nguồn gốc gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó chúng lại là những chất có thể gây ra cho bạn và em bé trong bụng những tác hại khó lường về sức khỏe và tinh thần.