Nên uống cà phê hay trà khi mang thai hay không?

1. Caffeine là gì?

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên màu trắng, vị đắng được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Các chất này có khả năng kích thích não bộ và hệ thần kinh trung ương làm con người cảm thấy hưng phấn,  tỉnh táo và chống mệt mỏi. Mọi người có thể tìm thấy caffeine nhiều trong cà phê, trà và socola. Tùy vào loại thực phẩm và đồ uống khác nhau thì lượng caffeine cũng khác nhau.

2. Tác động tiêu cực của caffeine đối với thai kỳ

Caffeine có tác dụng đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, trong khi đó đây là 2 chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Hơn nữa, cơ thể con người chỉ có thể dung nạp được một lượng caffeine nhất định mỗi ngày nên việc lạm dụng thức uống này sẽ gây ra các tác dụng bất lợi cho cả mẹ và em bé. Một số ảnh hưởng có hại của việc uống cà phê khi mang thai gồm:

Thường xuyên uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine có thể khiến thai phụ trở nên khó chịu, mệt mỏi hoặc đau đầu
  • Caffeine là chất kích thích nên nếu tiêu thụ quá nhiều loại chất này có thể làm tăng huyết áp khi mang thai và tăng nhịp tim gây lo lắng, mất ngủ hoặc khó ngủ, trực tiếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của mẹ bầu
  • Caffeine cũng có một số thành phần lợi tiểu khiến cơ thể thai phụ vô tình bị mất nước
  • Việc thường xuyên uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine có thể gây ra sự lệ thuộc cho tới khi kiêng đột ngột sẽ khiến thai phụ trở nên khó chịu, mệt mỏi hoặc đau đầu
  • Caffeine có thể cản trở hấp thu sắt là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
  • Có nghiên cứu cho rằng uống cà phê quá nhiều khiến thai nhi bị rối loạn nhịp tim, hô hấp. Bên cạnh đó còn gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở người mẹ
  • Caffeine kích thích sự bài tiết của dạ dày khiến mẹ bầu bị ợ nóng, khó chịu khi ăn uống.
  • Cà phê còn có thể khiến mẹ bầu chán ăn. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa việc thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Caffeine có thể gây tác động chuyển hóa giống adrenaline, hormone xuất hiện khi cơ thể stress làm giảm lượng máu nuôi thai nhi
  • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ uống cà phê hơn 200 mg mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine.

3. Hàm lượng caffeine mẹ bầu có thể sử dụng

Lượng caffeine trong mức an toàn đối với mẹ bầu là 150 – 300 mg/ ngày

Trong thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên hạn chế ăn uống các món có chứa caffeine để ngăn ngừa các rủi ro cho thai nhi. 

  • Lượng caffeine trong mức an toàn đối với mẹ bầu là 150 – 300 mg/ ngày, với hàm lượng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi vì cơ thể người mẹ sẽ phân hủy và đào thải hết ra ngoài. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyên rằng, hạn chế uống cà phê trong thai kỳ vẫn là điều cần thiết để đảm bảo phòng tránh các nguy cơ rủi ro.
  • Phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý rằng caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn ẩn chứa trong các loại thực phẩm khác như: Cacao, trà xanh, sô cô la,… Do đó nếu đã uống cà phê trong ngày thì mẹ cần chú ý kỹ đến nguồn thực phẩm khác cùng lúc sử dụng để tránh tiêu thụ caffeine quá đà.

4. Một số cách giúp mẹ bầu từ bỏ thói quen dùng caffeine

Để thay đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng, do đó mẹ bầu cần nhận thức xem thói quen uống cà phê của mình xuất phát từ đâu để có thể thay đổi được nó bằng một thói quen lành mạnh hơn như:

Vận động nhẹ nhàng cũng là cách giúp mẹ bầu cai caffeine
  • Đối với người thích uống đồ nóng sau khi thức dậy thì có thể thay cà phê bằng một cốc nước ấm hoặc sữa ấm và thích nghi với sự thay đổi này
  • Người nghiện tác dụng kích thích hưng phấn của cà phê hãy thử tập thể dục để kích thích tuần hoàn máu và tốt cho thai nhi hơn
  • Trường hợp uống cà phê như một thói quen lúc rảnh rỗi có thể thay thế bằng các sở thích lành mạnh khác như đi dạo, xem phim, nghe nhạc,…
  • Giảm dần dần lượng caffeine mỗi ngày
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều thực phẩm chứa protein, vitamin hơn để không có cảm giác thèm ăn vặt hay thèm uống những sản phẩm chứa caffeine

Quan trọng nhất người mẹ cần ý thức rằng mình đang mang thai và 9 tháng là khoảng thời gian không quá dài so với lợi ích về trí thông minh, sức khỏe của đứa trẻ sau này. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ nghỉ đầy đủ là những thứ cơ bản nhất mà mẹ có thể làm cho trẻ trong giai đoạn mang thai.