Làm thế nào để giảm dị tật bẩm sinh ở thai nhi?

Các yếu tố môi trường và di truyền có thể là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng của em bé. Một số dị tật có thể dễ dàng nhận thấy như sứt môi, hở hàm ếch, một số dị tật khác thì cần phải làm xét nghiệm thai sản. Vậy làm thế nào để giảm dị tật bẩm sinh ở thai nhi?

1. Nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Dị tật bẩm sinh xảy ra khi em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Một số hóa chất, thuốc và chất kích thích hay chất độc – được gọi là chất gây quái thai – có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. 

Chất gây quái thai không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra dị tật bẩm sinh. Di truyền cũng đóng một vai trò nhất định. Hơn nữa, chất gây quái thai và di truyền có thể cùng là nguyên nhân gây nên dị tật ở thai nhi.

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa 100% dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên có những cách làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh xuống tối thiểu. Duy trì một lối sống lành mạnh, khám thai định kỳ với bác sĩ sản phụ khoa trước trong suốt quá trình mang thai, có thể giúp bạn sinh con khỏe mạnh.

2. Nắm rõ nguyên nhân gây dị tật và cách giảm thiểu dị tật bẩm sinh cho bé

2.1. Uống rượu khi mang thai

Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật bẩm sinh khi mang thai. Không có mức độ an toàn nào về việc sử dụng rượu trong khi mang thai hoặc khi đang cố gắng mang thai. Cũng không có thời gian nào trong quá trình mang thai được xem là an toàn để uống rượu. Tất cả các loại rượu bia đều có khả năng gây hại như nhau.

Khi một người mang thai uống rượu, thì em bé trong bụng cũng vậy. Có thể mất từ ​​bốn đến sáu tuần trước khi một người biết liệu họ có thai hay không. Trong thời kỳ này, rượu có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra uống rượu trong thai kỳ có thể dẫn đến hội chứng nghiện rượu ở thai nhi.

Những tác hại mà rượu gây nên ở thai nhi:

  • Các khuyết tật về tim, thận hay xương
  • Khuyết tật về mặt
  • Khuyết tật trí tuệ
  • Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (em bé phát triển kém khi còn trong bụng mẹ)
  • Em bé gặp các vấn đề về thị giác và thính giác
  • Đầu nhỏ ( phát triển trí não kém)

Chúng ta biết rằng rượu dễ dàng đi qua nhau thai vào máu của thai nhi. Trong máu của thai nhi, rượu đạt nồng độ tương đương với trong máu của cha mẹ mang thai.Tuy nhiên, thai nhi thiếu enzym cần thiết để phân hủy rượu. Thay vào đó, em bé dựa vào nhau thai và các enzym của mẹ để giải rượu. Các enzym này gần như không hiệu quả, do đó, rất nhiều rượu vẫn còn trong hệ tuần hoàn của em bé.

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Do đó rượu có thể gây tổn hại đáng kể đến hệ thần kinh của em bé. Nó không chỉ làm cản trở sự phát triển của các tế bào thần kinh mà còn giết chết chúng (một quá trình gọi là quá trình apoptosis)

2.2. Hút thuốc khi mang thai

Tốt nhất là bỏ thuốc lá trước khi mang thai. Nếu mẹ không hút thuốc thì cũng nên tránh xa khói thuốc lá.

Trẻ sinh ra từ cha hoặc mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gặp phải các dị tật sau:

  • Sứt môi
  • Hở hàm ếch
  • Hạn chế tăng trưởng trong tử cung
  • Thai chết lưu
  • Chuyển dạ sinh non

Nicotine tập trung trong máu của thai nhi nhiều hơn 15% so với trong máu của người mẹ khi mang thai. Cha mẹ hút thuốc càng nặng thì em bé càng có nguy cơ hạn phát triển trong tử cung.

Không chỉ là thuốc lá mà các chất gây nghiện như cần sa, bóng cười, ma túy đá… có thể dẫn đến sinh non, nhẹ cân và dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó các em bé sau khi sinh ra có thể bốc đồng, hiếu động thái quá và các vấn đề về lập luận.

Ảnh hưởng của thuốc lá cũng như các chất gây nghiện tới thai nhi chưa được biết hết. Do đó cha mẹ nên bỏ thói quen sử dụng các chất này để em bé phát triển khỏe mạnh.

Hay cai thuốc và tránh xa khói thuốc lá mẹ nhé!

2.3. Bị bệnh khi mang thai

Một số bệnh người mẹ mắc phải khi mang thai cũng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Nhiều bệnh có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh xa những người bị bệnh, rửa tay thường xuyên và nấu chín kỹ thức ăn. Hơn nữa, một số loại vắc xin cũng hạn chế được việc dị tật bẩm sinh. Vắc xin cúm theo mùa luôn được khuyến cáo cho người mang thai.

2.4. COVID-19

Các bậc cha mẹ có kết quả dương tính với COVID-19 tại thời điểm sinh con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Đeo khẩu trang khi bạn ở trong khoảng cách 6 mét so với em bé và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với em bé của bạn.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy sữa mẹ không có khả năng truyền vi-rút cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn bị nhiễm COVID-19, hãy đảm bảo rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với trẻ và đeo khẩu trang khi bạn cho con bú.

2.5. Virus Zika

Virus Zika gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ sinh ra từ cha mẹ bị nhiễm bệnh. Những dị tật bẩm sinh này bao gồm tật đầu nhỏ (đầu nhỏ) và bất thường về não.

2.6. Uống thuốc khi mang thai

Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30 loại thuốc được biết đến là chất gây quái thai, có thể gây dị tật bẩm sinh. 

Thalidomide là một trong số các loại đó, thuốc được sử dụng để điều trị ốm nghén nhưng dẫn đến dị tật chân tay, dị dạng khuôn mặt và các vấn đề khác ở trẻ sơ sinh. 

Do đó khi đang trong quá trình mang hoặc có dấu hiệu mang thai thì khi dùng một loại thuốc nào đó phải hỏi ý kiến bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc và sử dụng, nếu lỡ uống thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

2.7. Thiếu axit folic

Axit folic là một loại vitamin B. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu axit folic tăng lên từ năm đến mười lần vì vitamin này được chuyển sang thai nhi. Tất cả các bà mẹ khi mang thai đều được khuyến cáo nên uống 400 microgam axit folic mỗi ngày. 

Thiếu axit folic có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não. Cả hai tình trạng này đều là khuyết tật ống thần kinh. Với tật nứt đốt sống, các xương của cột sống không hình thành đúng cách xung quanh tủy sống. Với chứng thiếu não, các bộ phận của đầu và não không hình thành đúng cách.

Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung axit folic vào thời điểm thụ thai liên tục trong 12 tuần đầu của thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh khoảng 70% .

Thiếu axit folic có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi

2.8. Các bệnh mãn tính ở người mẹ

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát trong thai kỳ cũng như bệnh béo phì trước và trong khi mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt trong thai kỳ, lượng đường trong máu cao hơn có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi và người mẹ.

Trẻ sinh ra từ cha mẹ mắc bệnh tiểu đường thường bị hạ đường huyết sau khi sinh. Hơn nữa, trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ bị thai chết lưu và thai nhi có nguy cơ sảy thai cao hơn. Em bé sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh tiểu đường có thể bị các bệnh sau:

  • Da xanh và có đốm, nhịp tim nhanh và thở gấp (dấu hiệu của bệnh phổi và suy tim)
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Vàng da
  • Hôn mê
  • Bú kém
  • Bọng mắt

Những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng đạt được cân nặng hợp lý trước khi thụ thai. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ nên cố gắng hạn chế tăng cân cũng như tập thể dục đều đặn, theo dõi lượng đường trong máu và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tương tự, những người bị béo phì nên cố gắng giảm cân trước khi mang thai.

Mẹ bầu hãy tìm hiểu kiến thức và sống lạnh mạnh để có một thai nhi khỏe mạnh

Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ bầu cần nắm vững những điều này và nếu có một trong các thói quen như hút thuốc hoặc uống rượu thì nên bỏ, hoặc nếu đang gặp một trong các bệnh trên thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh gây hậu quả xấu cho em bé sau này.