Kế hoạch tài chính thai sản: Không thể quên 7 điều này!

1. Tài chính làm giấy khai sinh cho bé 

Tài chính làm giấy khai sinh cho bé tuy không nhiều, nhưng ba mẹ cũng cần lưu tâm để cân đối các khoản chi. Đối với các thủ tục hành chính, việc mất thời gian và chờ đợi cũng là điều mà gia đình phải chuẩn bị tâm lý. Bù lại, chi phí thực hiện thủ tục khá rẻ, mang tính hỗ trợ người dân. 

Gia đình hãy thống nhất đặt cho bé cái tên thật đẹp và ý nghĩa, sau đó liên hệ địa phương nơi mình sinh sống để làm khai sinh cho bé sớm nhất có thể.

2. Tài chính làm bảo hiểm y tế cho bé

Để đem đến cho bé sự bảo bọc tuyệt vời, ba mẹ cần cân nhắc trích tài chính làm bảo hiểm y tế cho bé. Các chi phí liên quan đến sức khoẻ, thăm khám của trẻ nhỏ là rất tốn kém, phát sinh liên tục. Vì vậy, bảo hiểm y tế sẽ là phương án tuyệt vời san sẻ gánh nặng tiền bạc cho gia đình, cũng là điểm tựa tinh thần để gia đình an tâm mỗi khi có vấn đề về sức khoẻ con trẻ. 

Mặc dù Nhà nước luôn có những chính sách ưu tiên dành cho trẻ nhỏ, nhưng ba mẹ không nên ngồi yên và nắm thông tin mơ hồ. Hãy chủ động chuẩn bị cho trẻ ngay từ khi bé mới được sinh ra. 

3. Tài chính lập chính sách về tài khoản bảo hiểm trưởng thành cho bé 

Nếu gia đình đủ điều kiện, hãy bắt đầu chính sách lập tài khoản bảo hiểm cho con trẻ, càng sớm càng tốt. Đây là là bước đệm quan trọng cho trẻ trong suốt quãng đường phát triển, trưởng thành về sau. 

Nếu có điều kiện gia đình hãy đóng bảo hiểm cho bé

Trong trường hợp gia đình chưa có điều kiện, hãy cân nhắc để chuẩn bị thực hiện chính sách này ở tương lai không xa. Hãy liên hệ các công ty bảo hiểm chính thống có uy tín, cập nhật thật kỹ thông tin và điều lệ, tham khảo qua các gói bảo hiểm phù hợp và có kế hoạch thực hiện nó một cách cụ thể. Đó là các mà những ông bố bà mẹ hiện đại bảo vệ cho  tương lai và bước đường trưởng thành của con mình.

4. Tài chính chăm sóc bé khi mẹ hết thời gian nghỉ thai sản 

Cần quan tâm đến khoảng thời gian sau khi mẹ bỉm hết thời gian nghỉ thai sản. Ai sẽ chăm bé? Chi phí thế nào? Gia đình cần phải chuẩn bị trước đó 6 tháng để không phải bỡ ngỡ! 

Trừ trường hợp mẹ bỉm chuyên tâm ở nhà nội trợ và chăm bé, hoặc làm việc buôn bán tự do để linh hoạt giờ giấc chăm con, thì đa số các mẹ bỉm khác bắt buộc phải chọn nhiều phương án “gửi gắm” khác nhau để có thể bắt đầu lại công việc của mình. Nếu mẹ bỉm luôn “chăm bé không công”, thì các chọn lựa còn lại đều ít nhiều tốn chi phí.

5. Tài chính làm đầy tháng và thôi nôi cho bé 

Nhiều gia đình vì thiếu hụt tài chính nên đành “bấm bụng” bỏ qua buổi lễ đầy tháng và thôi nôi của bé. Tuy nhiên, gia đình hãy cố gắng chừa tài chính để thực hiện đầy đủ hai ngày quan trọng này, nó mang giá trị tinh thần rất lớn với con nhỏ cũng như gia đình, và là dịp để bé nhận được lời chúc phúc từ mọi người xung quanh.

Gia đình có thể linh hoạt tài chính cho đầy tháng và thôi nôi, vì vậy bố mẹ không nên “đau đầu” làm gì. Hãy thực hiện theo đúng truyền thống, đơn giản và ấm cúng, không tốn kém nhiều nhưng vẫn tràn đầy ý nghĩa.

Ngày đầy tháng và thôi nôi cũng là dịp để mọi người hội họp vui vẻ, chúc mừng nhau, trẻ nhận được nhiều quà xinh và lì xì.

Gia đình cũng nên dành một phần tài chính để tổ chức một buổi tiệc thôi nôi, đầy tháng cho bé

6. Tài chính chuẩn bị cho trẻ đi học 

Trẻ em ngày nay đến trường khá sớm, vì vậy gia đình cần chuẩn bị sẵn tài chính cho trẻ đi học, từ lớp mẫu giáo cho đến khi vào Tiểu học. Ngoài phần học phí hằng tháng, các khoản chi về quần áo, giày dép, balo, sách vở, ăn uống và sinh hoạt ngoại khóa của trẻ,… đều có khả năng “ngốn” hầu bao của bố mẹ kha khá đấy!

7. Điều chỉnh tên người thụ hưởng cho tài khoản bảo hiểm của bạn 

Cuối cùng, để đảm bảo mọi quyền lợi tài chính cho con, hãy bắt tay vào việc điều chỉnh tên người thụ hưởng cho tài khoản bảo hiểm của bạn. Với tất cả sự chuẩn bị chu đáo, toàn vẹn như vậy, bạn đã chắp cánh bay cao cho con trẻ ngay từ khi bé mới chào đời.