Đi du lịch bằng máy bay khi mang thai có an toàn không?

1. Chuẩn bị trước khi đi du lịch bằng máy bay

Trước mỗi chuyến đi du lịch chị em nên chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Có vài điều mẹ bầu nên thực hiện trước đẻ có một chuyến đi du lịch an toàn và thoải mái:

  • Lên lịch thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa trước khi lên đường và nói với bác sĩ về dự định đi du lịch của mình, và phương tiện đi lại để bác sĩ đánh giá sức khỏe mẹ có phù hợp để di chuyển bằng máy bay hay không.
  • Biết trước ngày dự sinh. Nếu chẳng may sản phụ gặp vấn đề trong khi đi du lịch, phải đảm bảo những người chăm sóc biết được địa điểm sản phụ đang ở.
  • Mang theo bất kỳ loại thuốc nào có thể cần, bao gồm cả các thuốc mà bác sĩ đề nghị, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc bôi trĩ hậu môn, bộ dụng cụ sơ cứu và các loại vitamin cần thiết.
  • Kiểm tra xem bạn đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ chưa.
  • Tính trước khoảng thời gian khi khởi hành đến một địa điểm nào đó. Con đường nhanh nhất thường là tốt nhất.
  • Kế hoạch đi du lịch khi mang thai nên linh hoạt để dễ thay đổi. Cân nhắc việc mua bảo hiểm du lịch trước khi đi.
  • Kiểm tra chính sách của hãng hàng không. Các hướng dẫn dành cho phụ nữ mang thai có thể khác nhau tùy theo hãng vận chuyển và điểm đến. Cân nhắc đặt chỗ ngồi ở lối đi – việc đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn một chút.
Mẹ bầu cần chuẩn bị trước để có một chuyến du lịch bằng máy bay thoải mái, dễ chịu

2. Thai phụ đi du lịch bằng máy bay có an toàn không?

Nói chung, đi máy bay thương mại trước tuần 36 của thai kỳ được coi là an toàn nếu đối với những thai kỳ khỏe mạnh, không có nguy cơ bệnh lý kèm theo. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc di chuyển bằng máy bay trong thời kỳ mang thai không làm gia tăng các nguy cơ hay biến chứng cho thai kỳ.Tuy nhiên, việc di chuyển bằng máy bay không được khuyến khích tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ về bệnh lý nội khoa hay sản khoa.

Thời gian của chuyến bay cũng là điều đáng lưu ý đối với các mẹ bầu vì các trường hợp cấp cứu sản khoa có thể xảy ra đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt mẹ bầu nên hạn chế di chuyển bằng máy bay sau 36 tuần của thai kỳ.

3. Những điều cần lưu ý khi ngồi trên máy bay trong chuyến du lịch

Tuy đi du lịch để thoải mái và thư giãn tâm trạng, và trước đó cũng đã chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên, vì có em bé trong bụng nên các mẹ hãy lưu ý một số điều khi đang ngồi trên máy bay để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

  • Khi đi máy bay điều kiện môi trường xung quanh sẽ thay đổi, chẳng hạn như thay đổi áp suất, hay độ ẩm thấp trong khoang máy bay cùng với những thay đổi sinh lý trong thai kỳ sẽ dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và giảm đáng kể khả năng thông khí. Theo nghiên cứu  của các chuyên gia cho thấy tỷ lệ hô hấp ở các mẹ bầu có gia tăng ngắn trong thời gian cất cánh và hạ cánh nhưng vẫn không thay đổi trong suốt thời gian còn lại của chuyến bay. Nhịp tim thai nhi trung bình nằm trong giới hạn bình thường trong thời gian bay.
  • Việc ngồi lâu cố định một chỗ và độ ẩm thấp trong khoang máy bay kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ cũng dẫn đến những nguy cơ như phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch. Mặc dù thiếu những bằng chứng y khoa về việc này tuy nhiên chúng ta nên phòng ngừa các rủi ro này có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai bằng cách: sử dụng vớ y khoa, tránh mặc quần áo bó chặt, vận động đôi chân thường xuyên, thỉnh thoảng hãy đi bộ lên và xuống lối đi và duy trì đủ nước.
  • Trong suốt chuyến đi, hãy thắt đai đùi dưới bụng của mẹ tránh cấn lên bụng bầu.
Trong suốt chuyến bay mẹ bầu cần phải thắt dây an toàn
  • Tránh thức ăn và đồ uống có ga trước khi bay. Các khí bị cuốn vào sẽ nở ra theo độ cao, có thể gây khó chịu. Nên dùng thuốc chống nôn để phòng ngừa cho phụ nữ bị buồn nôn.
  • Khi di chuyển bằng máy bay, tiếng ồn, rung động và bức xạ thể hiện rủi ro nhưng không đáng kể đối với phụ nữ mang thai. Theo The National Council on Radiation Protection and Measurements and the International Commission on Radiological Protection khuyến cáo giới hạn bức xạ tối đa phơi nhiễm 1 người /1 năm là 1000 mSv (100 rem) trong cộng đồng dân số chung và 1 mSv (0.1 rem) trong suốt 40 tuần thai kỳ. Hầu như rủi ro phơi nhiễm bức xạ cho thai không đáng kể. Ngay cả các chuyến bay liên lục địa dài nhất, phơi nhiễm bức xạ không quá 15% giới hạn trên, do đó hiếm khi vượt quá phơi nhiễm bức xạ cho thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần được thông báo về vấn đề này.
  • Sắp xếp với hãng hàng không ghế có vách ngăn hoặc ghế gần lối ra để có thêm chỗ để chân.
Một chỗ ngồi rộng trên máy bay rất cần để mẹ bầu có thể cử động chân qua lại
  • Trước khi rời đi, hãy thảo luận với bác sĩ xem mẹ có cần mang theo bộ dụng cụ y tế hay không. Hãy nhớ đóng gói bộ dụng cụ này trong hành lý xách tay để mẹ có thể sử dụng trong suốt chuyến bay.
  • Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc choáng váng, hãy yêu cầu một trong những tiếp viên hàng không cho bạn thở oxy.

Như vậy nếu mẹ bầu có một sức khỏe tốt thì việc du lịch bằng máy bay sẽ không phải là vấn đề đang lo ngại. Tuy nhiên mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tham khảo các thông tin về chuyến bay để kỳ nghỉ du lịch trở thành trải nghiệm tuyệt vời nhất trong thai kỳ.

*Nguồn tham khảo: 

  1. vinmec.com

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-nao-du-lich-khong-duoc-khuyen-khich-trong-thai-ky/

2. betterhealth.vic.gov.au

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-and-travel

3. americanpregnancy.org

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/travel-during-pregnancy/

4. tudu.com.vn

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/bac-si-khuyen-gi-cho-me-bau-di-may-bay/