Cách xóa tan trầm cảm cho mẹ bầu trong quá trình thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi lớn, dẫn đến việc tâm tính không ổn định, lúc này lúc khác và dễ stress, trầm cảm trong suốt quá trình thai kỳ. Việc trầm cảm dai dẳng triền miên, không những mang lại hệ quả xấu cho mẹ bầu, mà còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Để xóa tan nỗi lo về stress và trầm cảm, bài viết hôm nay sẽ mang đến những cách giúp cho mẹ bầu thoải mái yêu đời hơn trong quá trình mang thai

1. Nguyên nhân gây ra sự trầm cảm khi mang thai

Khi mang thai sự thay đổi hormone khiến cơ thể có sự biến chuyển lớn, làm ảnh hưởng nhiều đến não khiến các mẹ bầu dễ bị stress, trầm cảm, tính tình thay đổi lúc này lúc khác và luôn trong tình trạng cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, hầu hết các chị em phụ nữ khi mang thai đều không nhận ra mình đang rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng hay khủng hoảng trong xuyên suốt quá trình thai kỳ.

Vì vậy, việc kiểm soát và nhận biết bản thân có rơi vào trầm cảm hay không là điều hết sức quan trọng, bởi việc này không những ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng cả thai nhi. Dấu hiệu để nhận biết mẹ bầu đang rơi vào trạng thái trầm cảm cụ thể như: cảm thấy buồn không hiểu nguyên do, vô vọng, choáng ngợp, bồn chồn, ủ rũ, khóc nhiều, tự ti, mặc cảm…

2. Ảnh hưởng của trầm cảm trong quá trình thai kỳ

Với vấn đề sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, việc trầm cảm khi mang thai mang đến những hậu quả không tốt cho thai phụ, ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như sẩy thai, đẻ non, đẻ con nhẹ cân, thai kém phát triển. Sau đẻ trẻ có thể chậm phát triển, chậm nói, chậm đi, rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỷ. Trầm cảm nặng nề hơn, mẹ bầu nếu không được chăm sóc đúng mức có thể xảy ra những tâm lý hành vi tiêu cực như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, bỏ phá thai, thậm chí tự vẫn.

Trầm cảm khi mang thai dễ dẫn đến sự tiêu cực và ảnh hưởng không tốt.

Bên cạnh đó, việc trầm cảm dai dẳng khi mang thai mà không được chăm sóc, động viên hay điều trị tâm lý đúng cách sẽ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một tình trạng nghiêm trọng có thể kéo dài trong nhiều tháng sau khi sinh, dẫn đến tình trạng mất đi sự liên kết của mẹ và bé, mẹ lúc này sẽ xem bé như một gánh nặng của mình. Khi mẹ bầu bị trầm cảm trong thời gian mang thai, điều tốt nhất chính là sự quan tâm chăm sóc, động viên an ủi từ người chồng và người thân trong gia đình để làm tâm trạng của mẹ bầu trở nên tốt hơn, tránh tình trạng trầm cảm trở nên dai dẳng.

3. Cách xóa tan, ngăn ngừa trạng thái trầm cảm cho mẹ bầu

  • Thường xuyên tập luyện: tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tinh thần của mẹ bầu cảm thấy thoải mái, thân thể khỏe mạnh dẻo dai. Lời khuyên cho mẹ bầu là nên tập các bài tập nhẹ nhàng ở môi trường thiên nhiên thoáng mát, tránh tập luyện ở trong nhà quá lâu sẽ cảm bí bách dẫn đến dễ ức chế khó chịu. Hiệu quả hơn, mẹ bầu nên tham gia khóa tập thể dục để được các huấn luyện viên hướng dẫn tốt nhất, đây cũng là cơ hội để mẹ bầu kết nối, trò chuyện, chia sẻ cùng với các mẹ bầu khác. Đây là môi trường rất tốt để mẹ bầu kết nối với thế giới bên ngoài và cảm thấy thoải mái hơn.
Thường xuyên luyện tập sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu thoải mái hơn.
  • Nghe nhạc tiền, tĩnh tâm: đây là phương pháp khá tốt bởi các mẹ bầu có thể áp dụng tại nhà kết hợp với ngồi thiền. Việc nghe nhạc nhẹ nhàng kèm thiền định sẽ giúp cho tinh thần và tâm trí của mẹ bầu thông thoáng lẫn thoải mái hơn. Không những thế, việc nghe nhạc thiền tĩnh tâm còn giúp rất nhiều cho thai nhi trong việc phát triển tư duy trí tuệ.
  • Tâm sự, dành thời gian thư giãn nhiều hơn: mẹ bầu hãy chọn cách chia sẻ suy nghĩ của mình cho người chồng hoặc người trong gia đình để tạo kết nối. Khi việc chia sẻ suy nghĩ sẽ giúp cho tâm trí của mẹ bầu được thoải mái, không nghĩ đến những vấn đề tiêu cực hay khó chịu. Chia sẻ, cởi mở, đừng dành quá nhiều thời gian để làm việc nhà, hãy dành thời gian cho sự thư giản, dạo mát để tâm trí thoải mái và dành thời gian để chăm sóc bản thân nhiều hơn.
  • Tập đọc sách: dù ít  hay nhiều thì các mẹ bầu cũng nên tập đọc những cuốn sách tích cực trong khoảng thời gian mang thai. Hãy bỏ điện thoại xuống, làm một cốc thức uống ngon, ngồi thoải mái trên ghế êm ái và đọc những quyển sách thú vị. Mẹ bầu có thể lựa chọn những loại sách như sách thiếu nhi, sách cổ tích, sách cười, sách về tâm hồn… việc này cũng giúp ích rất nhiều cho não thai nhi phát triển.
Sự quan tâm của gia đình là nguồn động viên giúp mẹ bầu tránh khỏi trầm cảm.

*Lời kết: bên cạnh việc mẹ bầu tự làm tâm trạng thoải mái và chăm sóc bản thân, thì những người chồng, người thân trong gia đình cũng nên dành thời gian để quan tâm, yêu thương và chăm sóc cho mẹ bầu. Những hành động quan tâm, chăm sóc, động viên từ người thân sẽ giúp cho tâm trạng của mẹ bầu thoải mái hơn, yên tâm hơn, giúp ngăn ngừa hoàn toàn khả năng bị stress hay trầm cảm trong xuyên suốt quá trình thai kỳ.