Các phương tiện khi đi du lịch mà bà bầu chọn

Đi du lịch khi mang thai được xem là một hình thức giúp mẹ bầu có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vận động thể lực phù hợp. Tuy nhiên, mẹ và người nhà cần trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để có một chuyến du lịch trong thai kỳ an toàn. Chọn phương tiện khi đi du lịch cũng là một trong những điều cần chuẩn bị.

Những trường hợp không nên đi du lịch trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai gặp biến chứng được khuyến cáo không nên đi du lịch. Một số biến chứng bao gồm:

  • Các vấn đề về cổ tử cung, 
  • Chảy máu âm đạo,
  • Mang thai nhiều lần,
  • Tiểu đường thai kỳ, 
  • Huyết áp cao, 
  • Tiền sản giật (một việc nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ), 
  • Bất thường của nhau thai,
  • Tiền sử sảy thai, 
  • Những lần mang thai trước có mang thai ngoài tử cung 
  • Sinh non trước đó.
  • Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên và mang thai lần đầu, bạn cũng không nên đi du lịch.

Du lịch bằng máy bay

Đi máy bay không có hại cho bạn hay em bé trong bụng, nhưng hãy hỏi ý kiến bất kỳ vấn đề sức khỏe, biến chứng thai kỳ nào với bác sĩ của bạn trước khi bay.

Bạn có thể chuyển dạ tự nhiên cao hơn sau 37 tuần (khoảng 32 tuần nếu bạn mang song thai) và một số hãng hàng không sẽ không cho bạn bay vào cuối thai kỳ. Kiểm tra với hãng hàng không để biết chính sách của họ về điều này.

Đi máy bay không có hại cho mẹ hay em bé trong bụng

Sau tuần 28 của thai kỳ, hãng hàng không có thể yêu cầu bác sĩ xác nhận ngày dự sinh và đảm bảo không có nguy cơ bị biến chứng.

Di chuyển đường dài (hơn 4 giờ) có nguy cơ nhỏ hình thành cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)). Do đó nếu bạn đi máy bay đường dài hãy uống nhiều nước và di chuyển thường xuyên – cứ sau 30 phút một lần. 

Du lịch bằng ô tô trong thai kỳ

Tốt nhất bạn nên tránh những chuyến đi du lịch đường dài bằng ô tô nếu bạn đang mang thai. Tuy nhiên, nếu không thể tránh được, thì bạn phải thường xuyên yêu cầu xe dừng lại để xuống xe để duỗi tay chân và di chuyển qua lại.

Bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập trong ô tô như uốn dẻo và xoay bàn chân hoặc lắc lư các ngón chân. Điều này sẽ giữ cho máu lưu thông xuống chân để giảm bớt tình trạng tê cứng và khó chịu. Mang vớ nén khi đi ô tô dài (hơn 4 giờ) cũng có thể làm tăng lưu lượng máu ở chân và giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Mệt mỏi và chóng mặt thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, vì vậy điều quan trọng trong các chuyến hành trình bằng ô tô là uống nước thường xuyên và ăn các loại thực phẩm tự nhiên, cung cấp năng lượng, chẳng hạn như trái cây và các loại hạt.

Giữ cho không khí lưu thông trong xe và thắt dây an toàn bằng dây đeo chéo giữa ngực và dây đeo ngang qua xương chậu dưới bụng, không đè lên bụng bầu.

Tư thế thắt dây an toàn cho bà bầu đi du lịch bằng ô tô

Tai nạn đường bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thương tích ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn phải thực hiện một chuyến đi dài, đừng đi du lịch tự túc. 

Đi du lịch bằng thuyền

Các công ty có những hạn chế riêng và có thể từ chối cho phụ nữ mang thai nhiều tháng lên tàu hay phà (thường ngoài 32 tuần). Do đó mẹ bầu nên kiểm tra chính sách của công ty lữ hành trước khi đặt chỗ.

Đối với những chuyến du ngoạn bằng thuyền đường dài, chẳng hạn như du ngoạn trên biển. Hãy chắc chắn rằng có một bác sĩ hoặc y tá luôn thường trực ở trên tàu. Ngoài ra, các điểm dừng theo lịch trình của tàu nên là nơi có sẵn cơ sở y tế hiện đại. Trước khi khởi hành, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn cho mình một loại thuốc chống say sóng phù hợp.

Mẹ bầu nên chọn những chuyến tàu mà điểm dừng theo lịch trình có sẵn cơ sở y tế

Trường hợp nào cần gọi cấp cứu trong lúc đi du lịch khi mang thai

Thai phụ cần được đưa đến bệnh viện hoặc gọi dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau vùng chậu, đau bụng hoặc xuất hiện các cơn co thắt
  • Vỡ ối (túi nước ối bị vỡ)
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật (đau đầu liên tục không thuyên giảm, xuất hiện các đốm mờ trong tầm nhìn và một số thay đổi về thị lực, sưng phù ở mặt hoặc tay)
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy nặng
  • Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ngay cả khi tình hình sức khỏe của thai phụ hoàn toàn bình thường thì vẫn không thể biết được liệu có vấn đề nguy kịch nào có thể sẽ xảy ra trong chuyến đi du lịch của mình. Do đó, trong quá trình lên kế hoạch cho chuyến đi, hãy tìm sẵn các bệnh viện hoặc phòng khám y tế gần nhất ở nơi sẽ đến.

 

*Nguồn tham khảo:

  1. marchofdimes.org

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/travel-during-pregnancy.aspx

2. nhs.uk

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/travelling/

3. betterhealth.vic.gov.au

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-and-travel#risks-of-long-distance-travel-during-pregnancy

4. vinmec.com

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-nao-du-lich-khong-duoc-khuyen-khich-trong-thai-ky/