Bí quyết chăm sóc cho mẹ bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

Với các mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, thì thường rất ít kinh nghiệm chăm sóc một cách hợp lý theo từng giai đoạn. Việc này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn khiến cho bé khó có được nền tảng thể chất, trí não phát triển tốt nhất trong giai đoạn hình thành. Để tìm hiểu bí quyết chăm sóc từng giai đoạn thai kỳ, mời các mẹ bầu cùng tham khảo trong bài viết hôm nay.

1. Tháng một

Đây là giai đoạn đầu của quá trình hình thành thai nhi, các mẹ bầu nên nắm thông tin chính xác thời gian thụ thai để có kế hoạch chi tiết giúp bé phát triển tốt ngay trong giai đoạn đầu. Cách tốt nhất là đôi vợ chồng nên xác định thời điểm muốn bắt đầu có con, điều này sẽ giúp theo dõi và nắm bắt chính xác giai đoạn đầu của thai hình thành. Khi đã quyết định có con, mẹ bầu bắt đầu chuẩn bị từ những cái nhỏ nhất cụ thể như: mua đồ cần thiết cho tháng đầu mang thai, bắt đầu uống bổ sung acid folic mỗi ngày, xem thông tin về các bệnh viện để lên lịch cho lần khám thai đầu tiên, tìm hiểu dần những điều cơ bản của sự phát triển thai nhi…

Thời gian đầu hình thành, thai nhi lúc này chưa ổn định. Vì vậy, các mẹ bầu nên dừng những thói quen xấu (nếu có) như: ngưng hút thuốc, bia rượu, giảm liều lượng caffeine. Tìm hiểu những gì an toàn và không an toàn trong thai kỳ. Lập kế hoạch theo dõi thai kỳ từ thời điểm đầu tiên, nếu có thể hãy kết bạn với những mẹ bầu khác có thời gian mang thai gần tương đồng để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

2. Tháng hai

Giai đoạn này, các mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng một cách bài bản khoa học hơn. Bắt đầu tập luyện các động tác thể dục, yoga… để cơ thể khỏe mạnh, có sự dẻo dai, các động tác Kegel tăng cường cho các khung chậu. 

Thời gian này, cơ thể mẹ bầu dần thay đổi, nên chuẩn bị cho các vấn đề khó chịu, tránh tâm trạng dễ stress, lo lắng. Tập dần kiểm soát và tối ưu cân nặng một cách phù hợp từ giai đoạn đầu, tìm biện pháp phòng ngừa sự ốm nghén.

Chăm sóc tốt nhất cho mẹ bầu ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ.

3. Tháng ba

Thời điểm này, vòng ngực của các mẹ bầu bắt đầu phát triển, vì vậy, các loại áo ngực cũ dường như không phù hợp và gây khó chịu. Các mẹ bầu nên tìm hiểu sự phát triển tuyến vú trong từng giai đoạn để chuẩn bị áo ngực phù hợp.

Bắt đầu lên lịch cho những xét nghiệm, tiêm phòng để biết tình trạng và nắm bắt liệu có thai nhi đôi không. Mẹ bầu cùng chồng nên cùng nhau tìm hiểu vấn đề chăm sóc thai kỳ để có sự gắn kết, cũng giúp mẹ bầu không cảm thấy đơn độc, dễ kiểm soát tâm trạng. Lên kế hoạch cung cấp lượng nước đều đặn mỗi ngày, cụ thể từ 2 đến 2,5 lít/ngày. Bắt đầu chăm sóc làn da từ sớm để giảm thiểu những vết rạn những giai đoạn về sau.

4. Tháng tư

Bước đầu giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ bầu cần tìm hiểu và mua sắm các vật dụng cần thiết. Mẹ bầu nên cùng chồng tham gia những lớp học về sinh nở và chăm sóc con trẻ. Giai đoạn này nên đảm bảo ngủ đủ giấc, tìm một tư thế ngủ thoải mái nhất có thể. Nếu mẹ bầu có hiện tượng stress nhiều, hãy cùng chồng đi du lịch để khuây khỏa tâm trạng, tạo sự gắn kết gia đình.

5. Tháng năm

Trong giai đoạn này, ham muốn nhu cầu tình dục có thể trở lại và cao hơn thông thường. Mẹ bầu hoàn toàn có thể thoải mái trong việc quan hệ bởi nó không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này trở đi thì bụng của mẹ bầu ngày càng to hơn, nên hãy lựa chọn những tư thế an toàn và phù hợp nhất có thể. 

Giai đoạn này, tâm trí của thai phụ có thể không ổn định, dễ quên, dễ stress, mất sự kiên nhẫn với những câu hỏi từ người xung quanh. Vì vậy, hãy duy trì quá trình tập luyện một cách nhẹ nhàng, nghe nhạc thiền tĩnh tâm, đọc sách tích cực, trò chuyện và theo dõi biểu hiện của thai nhi.

Đảm bảo dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong giai đoạn giữa thai kỳ.

6. Tháng sáu

Thay đổi thị lực khi mang thai khá phổ biến, và còn có thể là dấu hiệu của biến chứng. Vì vậy, hãy kiểm tra thị lực nếu cảm thấy có dấu hiệu mờ đi, bổ sung dưỡng chất thiết yếu nếu tình trạng xảy ra. Thời gian này, cơ thể mẹ bầu bắt đầu trở nên mệt mỏi và thay đổi nhanh chóng, dễ giãn tĩnh mạch… Vì vậy, những mẹ bầu đang đi làm hãy bắt đầu kế hoạch nghỉ thai sản để có thời gian thư giãn nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân nhiều hơn.

7. Tháng bảy

Đây là thời điểm các mẹ bầu bắt đầu lên kế hoạch và đảm bảo nắm bắt hoàn toàn kiến thức về sinh nở. Chuẩn bị các vật dụng cho bé, theo dõi cơ thể để ngăn ngừa những bệnh bất thường, đảm bảo đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Xem xét kích cỡ bụng để biết tình trạng bé kèm với những xét nghiệm quan trọng. Bên cạnh đó, việc chăm sóc bản thân, thư giãn nghỉ ngơi trong thời gian này trở đi là điều cần được ưu tiên.

8. Tháng thứ tám

Thư giản và chăm sóc đôi chân nhiều hơn bằng cách massage và gác chân lên cao hơn. Tham gia hoặc tham khảo về lớp học sinh con để nắm bắt đầy đủ kiến thức trong giai đoạn tiền sinh và quá trình vượt cạn. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trong quá trình sinh con, đảm bảo nắm bắt được hiểu biết về chuyện chuyển dạ sinh con. Thời điểm này cho đến lúc sinh con là vô cùng quan trọng, vì vậy, chồng hoặc người thân gia đình nên túc trực cạnh bên để dễ dàng chăm sóc và nhanh chóng xử lý tình huống nhanh nhất có thể.

Đảm bảo đầy đủ vật dụng và duy trì sức khỏe cho mẹ bầu trước khi sinh.

9. Tháng chín

Đây là giai đoạn các mẹ bầu nên tìm hiểu bạn sẽ gặp những gì trong những tuần cuối của thai kỳ. Tìm hiểu các vắc-xin cho trẻ mới sinh và xem xét thứ gì tốt nhất cho bé. Nhận biết sự khác biệt giữa cơn co thắt đau đẻ giả và co thắt do đau đẻ. Mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần, vật dụng và sức khỏe thật tốt cho cơn đau đẻ và chuẩn bị chào đón bé ra đời.