15 triệu chứng mang thai sớm nhất (và kỳ lạ nhất)

Có phải mình đang mang thai không nhỉ? Có phải con yêu đã đến với mình sau những tháng ngày mong chờ? Hãy cùng khám phá 15 dấu hiệu sớm nhất của mang thai, các triệu chứng mang thai được đưa ra bởi các nhà giáo dục thai sản và chuyên gia về sức khỏe sinh sản hàng đầu mẹ nhé!

1. 15 dấu hiệu mang thai sớm

1.1. Dấu hiệu mang thai # 1: Những thay đổi ở ngực

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó chính là ngực của mẹ đấy: mẹ có thể nhận thấy vú của mình bị sưng, mềm và đau hoặc núm vú của mẹ bị sậm màu đi có thể là thâm đen, nhô ra để chuẩn bị cho con bú. Một số mẹ có quầng vú cũng có thể lớn hơn so với trước khi có em bé.

1.2. Dấu hiệu mang thai # 2: Đi tiểu thường xuyên

Nếu mẹ thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh và việc này ngày nào cũng xuất hiện thì đó có thể là dấu hiệu sớm cho thấy trứng đã thụ tinh, bắt đầu làm tổ trên thành tử cung.
Hormone hCG – đôi khi được gọi là “hormone thai kỳ” – thường gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên ngay cả khi phôi thai vẫn còn rất nhỏ và không có áp lực thực sự lên bàng quang của mẹ.

1.3. Dấu hiệu mang thai # 3: Cảm thấy buồn nôn

Buồn nôn hay còn gọi là hiện tượng ốm nghén là một biểu hiện sớm đối với nhiều mẹ bầu trong thời kỳ đầu mang thai. Khoảng 50% phụ nữ sẽ bị nôn kèm theo buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Mặc dù buồn nôn có thể là một trong những dấu hiệu mang thai rất sớm, nhưng hầu hết mẹ bầu có dấu hiệu nghén từ tuần thứ hai sau khi thụ thai. Đối với phần lớn mẹ bầu cảm giác buồn nôn và nôn mửa sẽ giảm dần vào tam cá nguyệt thứ hai do quá trình sản xuất hormone hCG giảm dần.

1.4. Dấu hiệu mang thai # 4: Mệt mỏi và kiệt sức

Khi thụ thai, hormone progesterone bắt đầu tăng nhanh và sẽ tiếp tục tăng trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Progesterone là nội tiết tố nuôi dưỡng thai kỳ, ngăn chặn các cơn co thắt tử cung và ức chế các phản ứng miễn dịch sớm.
Tuy nhiên sự gia tăng đột ngột của progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến mẹ hoàn toàn mệt mỏi và kiệt sức.

1.5. Dấu hiệu mang thai # 5: Bị cảm

Một trong những mục đích xuất hiện lượng lớn hormone progesterone là giữ cho hệ thống miễn dịch của mẹ bầu không tấn công DNA mới ( ngoại lai) bên trong cơ thể. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này những vi rút và vi khuẩn sẽ nhân “cơ hội” để thâm nhập vào cơ thể mẹ và gây nên các bệnh khác nhau khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Một ví dụ điển hình như bệnh cảm lạnh, nó sẽ không gây nên vấn đề gì về sức khỏe của mẹ trước khi mang thai, nhưng trong thai kỳ việc cảm cúm khiến mẹ trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn rất nhiều. Mẹ hãy sử dụng những cách chữa ho và cảm lạnh tự nhiên để phòng và điều trị bệnh nếu lỡ mắc phải khi mang thai.

1.6. Dấu hiệu mang thai # 6: Nướu sưng tấy và đau

Với hệ thống miễn dịch giảm đi, vi khuẩn trong miệng cũng bắt đầu phát triển. Ngoài ra, khi cơ thể mẹ bầu tạo ra máu và nước ối để nuôi dưỡng em bé cũng khiến cơ thể mẹ bị trữ nước và phù lên (bao gồm cả phần nướu răng của mẹ).
Lưu ý nướu bị viêm, đau hoặc chảy máu, hoặc mắt và mặt sưng húp, là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Mẹ bầu thậm chí có thể bị chảy máu cam nữa đấy!

1.7. Dấu hiệu mang thai # 7: Chất nhầy cổ tử cung

Nếu mẹ đã theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình khi chuẩn bị mang thai thì cũng đã biết rằng chất nhầy cổ tử cung , hay dịch tiết sẽ tăng và đặc lại trong thời kỳ rụng trứng để giúp mang tinh trùng đến gặp trứng. Trong một chu kỳ nếu không được thụ thai, chất nhầy cổ tử cung sẽ khô lại trong vòng 24 giờ kể từ khi rụng trứng.
Nhưng nếu sự thụ thai đã xảy ra, thì chất nhầy cổ tử cung này sẽ tiếp tục được sản xuất trong nhiều ngày sau ngày rụng trứng và sẽ xuất hiện trong suốt thai kỳ với số lượng ít hơn để giữ cho âm đạo sạch sẽ và giảm nguy cơ vi khuẩn xâm xập vào bên trong.
Mặc dù sự khác biệt này nhỏ thôi nhưng đối với những mẹ hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt và cơ thể của mình thì đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên nhận biết được mình đang mang thai.

1.8. Dấu hiệu mang thai # 8: Chuột rút

Sự làm tổ của trứng trên thành tử cung có thể tạo ra các triệu chứng giống hệt như dấu hiện tiền kinh nguyệt chẳng hạn như co thắt tử cung, có thể kèm theo các triệu chứng đau lưng nhẹ và chướng bụng.

1.9. Dấu hiệu mang thai # 9: Đốm máu

Khi trứng đã thụ tinh làm tổ sâu hơn vào lớp niêm mạc tử cung dày, mẹ có thể chảy máu với lượng rất ít trong vài ngày. Trên thực tế, có khoảng 25-30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong những ngày đầu tiên của thai kỳ.
Vì quá trình làm tổ sẽ xảy ra vào khoảng thời gian của kỳ kinh trong một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, nên mẹ có thể nhầm lẫn vài ngày ra máu nhẹ này với kỳ kinh thực sự của mình. Tuy nhiên, những đốm máu xuất hiện khi mang thai sẽ có màu nâu hoặc hồng nhạt và sẽ không đủ để lấp đầy băng vệ sinh mà mẹ vẫn hay dùng. Do đó nếu tới kỳ kinh mà mẹ thấy lượng máu mình ra ít hơn rất nhiều so với những lần trước thì có thể mẹ đã đang thai bé yêu rồi đấy!

1.10. Dấu hiệu mang thai # 10 : Nhạy cảm và chán ghét thực phẩm

Nếu mẹ đang cảm thấy buồn nôn, sự chán ghét thức ăn có thể xuất hiện ngay khi đó, hoặc nghĩ tới đồ ăn mẹ lại càng buồn nôn hơn. Nhưng ngay cả khi không có cảm giác buồn nôn trong những tháng đầu mang thai, mẹ cũng có thể thấy rằng vào buổi sáng món điểm tâm mẹ vẫn hay ăn có vẻ không còn hấp dẫn nữa, hoặc các loại đồ ăn và thức uống khác đột nhiên khiến mẹ không còn hứng thú.
Nguyên nhân là sự thay đổi của hormone trong thời điểm mới thụ thai và trong suốt thời kỳ đầu mang thai kích thích cảm giác thèm ăn một số loại thực phẩm và nhạy cảm với những loại khác của mẹ bầu.

1.11. Dấu hiệu mang thai # 11: Vị kim loại trong miệng

Có lẽ triệu chứng kỳ lạ nhất trong giai đoạn đầu của mang thai là vị kim loại xuất hiện trong miệng, nó xuất hiện ngay cả sau khi ăn xong. Nhiều mẹ đã tâm sự về dấu hiệu mang thai sớm này mà không hiểu nó đến từ đâu hoặc tại sao nó lại xảy ra. Vị kim loại đó thậm chí còn có tên y học: rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do hoạt động quá mức của hormone estrogen, cho đến khi việc sản xuất hormone này ổn định trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ thì vị kim loại trong miệng sẽ giảm dần.

1.12. Dấu hiệu mang thai # 12: Nhạy cảm với nhiệt độ

Mẹ có cảm thấy tự nhiên lạnh cóng? Nóng bừng lên? Hay cảm thấy cơ thể đôi lúc rất chi là… lạ không? Với những thay đổi nội tiết tố của quá trình thụ thai và giai đoạn đầu mang thai, không có gì lạ khi mẹ có thể cảm thấy hơi lạ lạ. Nếu mẹ hiểu rõ về cơ thể mình thì sẽ cảm nhận được những thay đổi thực sự trong các cơ quan cảm giác và bộ điều nhiệt bên trong cơ thể ngay sau khi thụ thai.

1.13. Dấu hiệu mang thai # 13: Tiết nhiều nước bọt

Mẹ có đột nhiên chảy nước miếng rất nhiều, hơn hẳn so với mức bình thường không? Chà mẹ đang gặp hiện tượng ptyalism gravidarum – thuật ngữ y học hiện tượng nước bọt tiết ra nhiều tới mức dư thừa mà nguyên nhân là do ốm nghén. Bên cạnh đó xuất hiện thêm hiện tượng trào ngược axit hoặc ợ chua, đây đều là những triệu chứng thai kỳ rất phổ biến.
Nguyên nhân là do hormone progesterone làm giãn các cơ trong cơ thể của mẹ bầu, điều này có thể khiến van đóng thực quản của dạ dày hơi mở. Do đó, axit trong dạ dày có thể di chuyển ngược lên trên, dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit. Mẹ bầu hãy thử nhấm nháp một ít giấm táo được hòa trong một cốc nước trước bữa ăn để làm dịu chứng khó tiêu và giúp kiềm chế lưu lượng nước bọt.

1.14. Dấu hiệu mang thai # 14: Táo bón

Một lần nữa, progesterone lại là nguyên nhân làm chậm sự chuyển động ruột của mẹ gây nên tình trạng táo bón. Để khắc phục được tình trạng khó chịu này, mẹ hãy uống đủ nước và tăng cường sử dụng thực phẩm giàu magie như các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu, chuối… Đây là những thực phẩm sẽ giúp tình trạng táo bón giảm đi để mẹ bầu thoải mái hơn.

1.15. Dấu hiệu mang thai # 15: Thay đổi tâm trạng

Nếu đột nhiên tâm trạng mẹ trở nên khó chịu, bực bội hay đột nhiên vui quá mức mà không hiểu nguyên nhân là gì, thì đây là một hiện tượng thay đổi tâm trạng báo hiệu mẹ đã cấn bầu rồi đấy. Dao động hormone rất lớn khi trong cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện một thiên thần bé nhỏ khiên thay đổi trong tâm trạng và cảm xúc của mẹ. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên nếu mẹ bắt đầu quá trình mang thai mẹ nhé.

2. Điều gì đằng sau những triệu chứng mang thai này?

Phôi mới bắt đầu sản xuất hCG ngay sau khi nó bám vào thành tử cung trong những ngày đầu tiên của thai kỳ, thậm chí trước khi mẹ bị trễ kinh. Đây là hormone đầu tiên được sản xuất bởi nhau thai và nồng độ của nó tăng gấp đôi sau mỗi hai ngày trong 10 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Khi mẹ bị trễ kinh, lúc này cơ thể thường đã có đủ lượng hCG trong nước tiểu và đủ để mẹ thử thai tại nhà cho kết quả chính xác.
Trên thực tế, que thử thai được thực hiện vào ngày đầu tiên bị trễ kinh (đối với một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày) chính xác đến 99%.

Hormone hCG tăng rất cao trong những tuần đầu của quá trình mang thai

3. Các dấu hiệu mang thai có khác nhau nếu mẹ sinh con trai hay con gái hay không?

Mặc dù giới tính của em bé được xác định ngay vào thời điểm thụ thai, nhưng xét nghiệm máu và siêu âm không thể cho mẹ câu trả lời chính xác cho tới khi vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Cho đến thời điểm đó tất cả những gì mà cha mẹ có thể làm là suy đoán: Tôi đang mang bầu con trai hay con gái đây? Đó là lý do tại sao những người câu chuyện kinh nghiệm về giới tính ở những người mẹ đã từng mang thai lại rất phổ biến và được quan tâm.
Các nhà nghiên cứu cho biết có một số bằng chứng cho thấy các triệu chứng mang thai thực sự khác nhau nếu mẹ mang thai bé trai hay bé gái. Trong nghiên cứu, phụ nữ mang thai con gái có số lượng cytokine cao hơn (hay còn gọi là phản ứng viêm tăng cao hơn) khi tiếp xúc với vi khuẩn so với phụ nữ mang thai con trai. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể giải thích tại sao người ta tin rằng phụ nữ mang thai con gái có các triệu chứng thai nghén nhiều và nặng hơn.
Một nghiên cứu khác được xuất bản trên tạp chí Lancet ủng hộ tuyên bố này, bên cạnh đó những bà mẹ bị chứng đái dầm có nhiều khả năng sinh con gái hơn.

4. Khi nào tôi nên đi thử thai?

Như đã nói ở trên thì mẹ có thể thử thai cho kết quả sớm nhất là 10 ngày trước ngày rụng trứng, nhưng thử thai tại nhà cho kết quả chính xác nhất sau 7 – 10 ngày kể từ ngày mẹ bị trễ kinh.
Tại sao lại có sự chênh lệch thời gian lớn như vậy? Các xét nghiệm mang thai kiểm tra nồng độ hCG – một loại hormone mà mẹ bầu sẽ tiết ra nếu mang thai. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu sẽ sản xuất một lượng hCG khác nhau. Do đó thời điểm khoảng một tuần sau khi trễ kinh là thích hợp nhất để sử dụng que test vì vào thời điểm này hầu hết các mẹ sẽ có đủ lượng hCG trong cơ thể để kết quả chính xác là mình có thai hay không.

5. Các triệu chứng mang thai bắt đầu sớm như thế nào?

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai mà mẹ có thể gặp là chuột rút hoặc chảy máu. Khi này phôi nang đang trong quá trình làm tổ trong tử cung, thường là 6-11 ngày sau khi thụ thai. Một số mẹ cũng có thể cảm thấy thay đổi tâm trạng hoặc đau đầu , tuy nhiên số khác lại không gặp bất kỳ triệu chứng nào khi mang thai.

Tùy vào cơ địa từng người mà sẽ có những dấu hiệu mang thai khác nhau mẹ nhé!

Các mẹ thân mến các dấu hiệu mang thai trên chỉ mang tính tham khảo vì cơ địa mỗi người khác nhau nên sẽ có đôi chút sai khác trong những biểu hiện khi mang thai. Nếu mẹ đang mong ngóng bé yêu đến với mình, mẽ hay vui vẻ và thoải mái đừng quá lo lắng mẹ nhé!